cường một số bài trong SBT. Có thể là SBT 4.8 và SBT 4.11.
Nhóm bài tập định tính (N2): Hai loại bài tập giải thích trong nhóm này xuất hiện rất ít trong bài học 31, trong khi ĐLBTĐL được ứng dụng nhiều để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Vì vậy có thể ra thêm một số bài loại N2-L1vàN2-L2.
- N2-L1:
T1-31: Hãy đọc đoạn thứ nhất cột trái (chữ nhỏ) (trang 144-SGK) để giải thích: khi một quả cầu kim loại rơi xuống đất, có thể coi gần đúng hệ vât-Trái đất là kín. Tại sao? Chiếc lá cũng rơi như vậy nhưng không thể coi đây là hệ kín, tại sao? Bài này ứng dụng ngay sau khi hình thành khái niệm hệ kín
- N2-L2:
BC5-31, SBT 4.5
T1-31: Giải thích hiện tượng người nhảy từ thuyền lên bờ, thuyền bịđẩy ra xa
T2-31: Hiện tượng người đi từ lái tới mũi thuyền, thuyền bị đẩy trôi ngược lại hướng đi.
Các bài tập này có thể dùng để củng cố hoặc cho HS về nhà làm (nếu không có thời gian) và có thể
sử dụng chúng để mở đầu cho bài giảng 32 tiếp theo
Nhóm bài tập thí nghiệm (N3):
- N3 –L1: T1-31: Dựa trên thí nghiệm biểu diễn cụ thể HS tính bảng (trang 147). ( Nếu không đủ thời gian thì cho HS về nhà làm)
- N3 –L2: Bài toán va chạm của 2 xe thí nghiệm trên máy vi tính
T1-31: Dùng khẩu pháo đồ chơi trẻ em, trong nòng có lò xo bắn đạn là quả bóng bàn. Làm thí nghiệm, mô tả và giải thích. Nếu đạn bay vồng lên cao, có thể tính chính xác các chuyển động dựa vào ĐLBTĐL được không, tại sao?
T2-31: Bài toán va chạm của 2 quả cầu giống nhau, treo song song, ngang và tiếp xúc nhau. Quan sát, mô tả và giải thích.
Các thí nghiệm này làm ở nhà. Quả cầu có thể tự tạo bằng quả bóng bàn, khoét lỗ, đổ xi măng vào đầy (nhớ làm dây buộc) và giá treo. Vấn đề là ở chỗ hệ bảo toàn như thế nào. Điều này có thể HS chưa tìm ra và sẽđược làm rõ ở bài 32.
Bài 32: CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC
BÀI TẬP VỀĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Hệ thống bài tập và việc sử dụng trong bài này như sau: (Không xếp theo trình tự bài giảng)
Nhóm bài tập định lượng (N1): - N1-L1:
Bài 1, bài 2 (mục 3 tr.151): Luyện tập tại lớp BB1-32; BB3-32: Bài tập tập dượt ở nhà
BB2-32: Cho luyện tập cho mục 2 của bài học (Động cơ phản lựcTên
lửa).Tùy năng lực lớp học mà có thể cho HS làm trước mục này (có hướng dẫn về hệ kín) hoặc làm sau.
- N1-L2:
Bài tập 3 (mục 3, tr.152) : Luyện tập tại lớp, hay củng cố .Cũng như bài 31, có thể khai thác SBT để có những bài tổng hợp hơn cho HS khá giỏi. Ví dụ bài SBT 4.11 là có thể cho thêm về nhà làm.
T1 - 32: Tính công của lực làm cho vật chuyển động đều, đi được quãng đương s trong cả 2 trường hợp a và b ở hình dưới đây:
Nhóm bài tập định tính (N2):
- N2-L1:
T1-32: Giải thích súng giật khi bắn.
T2-32: Khẩu đại bác nhảđạn cũng giật. Hãy giải thích xem khẩu pháo
giật như thế nào? Giải thích súng giật khi bắn. (Đây là cơ sởđể HS làm các bài tập SBT 4.11 ở nhóm N1)
C2-32: (có thể biến câu này thành nhiệm vụ khám phá cho HS sau khi
học xong mục 1) Về nguyên lí chuyển động, máy bay cánh quạt và máy bay phản lực khác nhau ở chỗ nào?
T3-32: Tên lửa vũ trụ có vai trò quan trọng như thế nào trong vấn đề
chuyển động trong không gian?. Bài tập này có thể kết hợp với C2-32 làm nhiệm vụ khám phá.
- N2-L2:
C1-32: (và bài tập của bài 31: N2-L2-T2-31) – Dùng để mởđầu hoặc trao đổi nhóm sau khi học mục 1 “Nguyên tắc chuyển động phản lực”
Nhóm bài tập thí nghiệm (N3):
- N3-L2: T1-32: Thiết kế các thí nghiệm chuyển động phản lực: khí (bằng bóng bay), nước (bằng chai nhựa), hơi nước…
2.3.2.3. Chú ý
- Các hệ thông bài tập trên chỉ là ví dụ về cách suy nghĩ chọn lựa bài tập theo các loại để sử dụng cho phù hợp nội dung học.
F F
a/ b/
- Có thể tìm thêm nhiều bài tập nữa nhưng không có nghĩa là có bao nhiêu, sử dụng hết bấy nhiêu bài tập. Hệ thống phân loại này dùng để khi phải dạy nhiều lớp với nhiều đối tượng HS khác nhau, có