- Giai đoạn vận dụng: Yêu cầu HS tìm những ví dụ ứng dụng sự hiểu biết của con về sức cản của không khí trong đời sống và kỹ thuật.
Chương 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU TIỀN THỰC NGHIỆM
2.1. Nghiên cứu thực trạng vấn đề sử dụng BTVL ở một số trường THPT của tỉnh Sóc Trăng
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài của mình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng vấn đề sử dụng BTVL của GV trong quá trình dạy học VL với mục đích tìm hiểu quan điểm việc sử dụng BTVL và việc đầu tư cho công việc này như thế nào. Tôi đã đưa ra 9 câu hỏi nhằm vào các vấn đề trên. Trong khuôn khổ của một luận văn, tôi chỉ tiến hành khảo sát việc sử dụng BTVL của đại diện GV Vật lý ở một số trường THPT của tỉnh Sóc Trăng: Trường THPT Lê Lợi, Hoàng Diệu, Kế Sách, Trần Văn Bảy, Ngọc Tố, An Ninh, Đại Ngãi, Dân Tộc Nội Trú Huỳnh Cương, An Thạnh 3, Huỳnh Hữu Nghĩa và trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai. (Câu hỏi khảo sát tiền thực nghiệm và kết quả, xin xem ở phụ lục 1,2 tr.87-89)
Tuy chỉ có 12 GV tham gia trả lời nhưng các số liệu cũng cho chúng ta thấy một số vấn đề sau:
Suy nghĩ tích cực: Phần lớn GV được chúng tôi khảo sát đều có sự đánh giá cao về tầm quan trọng của BTVL trong dạy học vật lý (DHVL), nhưng điều đáng tiếc là ngay cảở những GV đó, họ chỉ mới suy nghĩ như một GV rất bình thường: học lí thuyết thì phải làm bài tập, điều tất yếu mà giáo viên nào cũng phải biết và phải làm. Đa số cho rằng BTVL chỉđể hiểu bài và nhớ công thức, cho nên họ tập trung cho học sinh làm các bài tập có tính toán (bài tập định lượng). Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng BTVL nhưng chưa có ý thức rõ ràng về tác dụng của mỗi loại bài tập, chưa biết phân loại bài tập để khai thác hợp lí chúng. Một số ý khác sẽđược khai thác ở các câu hỏi tiếp theo.
Những suy nghĩ chưa sâu sắc: Vì những suy nghĩ trên nên hầu như GV chỉ biết sử dụng bài tập trong SGK đã cho (thường là những bài rất dễ, để thuần túy áp dụng công thức mới học) hoặc nếu có tìm kiếm thêm (thường là khi cần những bài khó, cho HS giỏi làm thêm) thì họ sử dụng sách bài tập. Ngoài ra họ không khai thác được ở nhiều tài liệu khác để tăng tính phong phú và đa dạng của BTVL. Hệ quả của vấn đề này đã rõ (ở câu số 8): số người cho rằng HS thích học vật lý có nhiều hơn song nhìn lại lí do thích của HS là hơi bị lệch so với mục tiêu của BTVL. Các em “cố” làm bài tập để hiểu bài, để làm bài kiểm tra, đi thi tốt! Cũng chính vì thế nên HS nào yếu tính toán sẽ chán nản, thay vì các em này có thể gặp hứng thú ở những loại bài tập khác.