- Giai đoạn vận dụng: Yêu cầu HS tìm những ví dụ ứng dụng sự hiểu biết của con về sức cản của không khí trong đời sống và kỹ thuật.
Chương 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU TIỀN THỰC NGHIỆM
2.2.2.4. Nhóm bài tập nghịch lí vàng ụy biện
Đây là các BTVL đặc biệt, nó có thể là các loại bài tập thuộc các nhóm trên nhưng tính chất của chúng thì khác hẳn. Các loại bài tập này đưa ra một bài giải sai (vềđặt vấn đề để giải, về suy luận, về tính toán..) do đó có một kết luận sai. Người học cần tìm ra chỗ sai đó để có lời giải đúng. Loại bài tập này không những có tác dụng cho việc nắm vững kiến thức mà còn cho việc phát triển các hoạt động tư duy phân tích, so sánh, các suy luận logic và đặc biệt là tính nhạy bén và tính trực giác của tư duy.
Ví dụ 2.4:
a/ Dạng giải thích mang tính lí thuyết (nhóm bài tập định tính): Người ta đưa một bó củi từ tầng trệt lên lầu 1, do đó thế năng của nó sẽ tăng lên. Nếu đốt nó tại đây thì – theo định luật bảo toàn năng lượng – nó sẽ tỏa ra một năng lượng lớn hơn khi đốt nó tại tầng trệt bởi vì thế năng mà nó có được ở
lầu 1 so với tầng trệt cũng biến thành năng lượng nhiệt. Như vậy, muốn bó củi tỏa ra một năng lượng nhiệt càng lớn thì càng phải nâng nó lên cao?! Sai lầm của lập luận là ở chỗ nào?
b/ Dạng giải thích thực tế hoặc thí nghiệm (nhóm bài tập mang tính thực tế):
- Ở các nước có nhiều tuyết, sáng sớm, có người đi rải muối dọc các vỉa hè để tuyết tan nhanh, không cản trở người đi bộ.
- Hãy làm một thí nghiệm sau: Cho thật đầy đá vụn (nước đá) vào một cái muỗng, sâu đó rắc muối ăn lên trên (khoảng 1/3 khối lượng nước đá). Đặt muỗng chứa hỗn hợp này lên bàn. Một thời gian sau, ta thấy có nước đóng băng ở khoảng giữa muỗng và mặt bàn.
Như vậy, ở trường hợp thứ nhất, nuối có tác dụng hơ nóng, trường hợp thứ hai, muối có tác dụng làm lạnh?! Điều này có mâu thuẫn gì không? Hãy lí giải.
Thực ra, việc phân loại các BTVL cũng chỉ là tương đối. Nhiều bài tập có thể coi nó ở loại này cũng được loại kia cũng được. Song điều đó không quan trọng. Như trên đã nói, mục đích việc phân loại là để gọi tên bài tập để sử dụng với mục đích riêng cho ý đồ về LLDH trong bài soạn: cần sử dụng lúc nào, phát triển hoạt động nào ở HS.
Sơ đồ hình 2.1 dưới đây sẽ minh họa cho kiểu phân loại các BTVL vừa được trình bày ở trên.