Kết quả thăm dò ý kiến của GV và HS

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 61 - 63)

. Ở ví dụ 26, yêu cầu HS về nhà thực hiện các thí nghiệmđơn giản Hướng dẫn thêm: ghi nhận hình ảnh quan sát được, tập mô tả và phán đoán xem lí do gì mà có hiện tương như vậy

3.2.3.3.Kết quả thăm dò ý kiến của GV và HS

B ảng 3.5 cho thấy: Qua 3 lần KT, điểm trung bình của cả lớp TN và lớp ĐC đều tăng nhưn gở lớp thực nghiệm con sốấy tăng nhanh hơn lớp đối chứng Điều đó chứng tỏ bài KT không ư u tiên cho

3.2.3.3.Kết quả thăm dò ý kiến của GV và HS

Một trong những công việc của thực nghiệm nữa là, sau khi thực nghiệm, chúng tôi có trao đổi với GV và HS ở cả hai lớp (ĐC và TN) để có thêm những thông tin cụ thể và một vài chi tiết về các đối tượng trực tiếp tham gia thực nghiệm theo ý đồ của đề tài. Cụ thể như sau:

a.Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp thực nghiệm: Do điều kiện cụ thể của Trường Lê Lợi, chúng tôi có 2 GV tham gia thực nghiệm: GV dạy lớp thực nghiệm (gọi tắt là GVTN) và GV dạy lớp đối chứng (gọi tắt là GVĐC).

Các câu hỏi được chúng tôi sử dụng khi trao đổi với GVTN và GVĐC:

Câu 1: (dành cho GVTN) Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng kiểu dạy học mới (sử dụng bài tập VL theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS) vào trong quá trình DH VL là gì?

Câu 2: (dành cho GVTN) Thầy có nhận xét gì về hệ thống BTVL đã được chúng tôi xây dựng cho từng bài học cũng như cách sử dụng chúng?

Câu 3: (dành cho GVĐC) Thầy có nhận xét gì về hoạt động học tập và thái độ của HS với cách sử dụng bài tập hiện tại mà thầy đang sử dụng?

Ý kiến cụ thể của 2 GV này như sau:

GVTN:

 Cách soạn GA mới, khó dạy, cần tranh thủ thời gian thì mới “đi” hết. Tuy nhiên phần củng cố và ra bài tập về nhà vẫn còn làm vội vàng. HS dần ham thích làm bài tập. Tuy nhiên các em vẫn thích làm bài tập định lượng (có công thức tính toán hơn). Việc trình bày các lời giải thích còn kém về cách dùng từ chuyên môn, lập luận thiếu logic. Đa số các em thực hiện đầy đủ nhiệm vụở nhà. Các em dần dần làm quen và thích các bài tập quan sát và bài tập thí nghiệm đơn giản vì nó thoải mái, mới lạ

 Các bài tập mởđầu bao giờ cũng gây được sự hưng phấn học tập của HS. Tuy chưa quen lắm đến việc thảo luận, đọc sách nhưng các em rất chịu khó làm theo yêu cầu của GV. Đặc biệt các bài tập mang tính khám phá đã làm các em tranh cãi khá sôi nổi. Trong các giờ thực nghiệm, các em tranh luận sôi nổi nhất ở việc tìm qui trình giải bài toán vềĐLBTĐL và ĐLBTCN.

 Ngoài việc phải cho HS làm nhiều bài tập trong lớp đã tốn khá nhiều thời gian, GV chưa thật sự quản lí được thời gian nên có một sốđoạn phải “đi” nhanh. Tuy nhiên, GV thích thú nhất là không làm mất thời gian ở những bài tập vận dụng (cho xem lời giải, nhận xét hoặc rút ra qui trình giải).

 Dạng bài tập thí nghiệm cũng lôi kéo được HS vào giải quyết các nhiệm vụở nhà.

 Hệ thống bài tập được tác giả xây dựng cho từng bài học là có tác dụng rất tốt cho GV tham khảo để thực hiện cho giời học.

GVĐC:

HS vẫn học như bình thường, chú ý ghi chép đầy đủ, làm bài tập đầy đủ. Nhiệm vụ giao cho HS về nhà chỉ là những câu hỏi và bài tập cuối bài. Nói chung HS rất ngại làm bài tập, nhất là những bài có tính chất giải thích hiện tượng. Không có HS nào xin làm thêm bài tập. HS rất ngại thảo luận, thể hiện ở thái độ ngồi chờ, không biết nói gì.

b- Đối với giáo viên dự giờ lớp thực nghiệm: Các ý kiến của GV dự giờ đã được chúng tôi tổng hợp trong mục “Kết quả quan sát” ở trên.

c- Đối với học sinh:

Chúng tôi đã mời một nhóm HS lớp đối chứng và một nhóm HS lớp thực nghiệm để trao đổi (7 em một nhóm bao gồm đủ các loại HS từ khá giỏi đến yếu).

Các câu hỏi sau đây được đặt ra chung cho cả hai nhóm:

Câu 1: Theo em thì BTVL có giúp ích cho HS những gì trong học tập vật lý hay không ? Vì sao ?

Câu 2: Các em thích được giáo viên giao bài tập khi nào? Khi học bài mới, ngay sau khi học xong một kiến thức mới nào đó, khi ôn tập,...hay cho bài tập về nhà?

Câu 3: Giữa hai loại bài tập: Một loại có nội dung lý thuyết đơn thuần, một loại có nội dung gắn liền với thực tế, em thích làm loại bài tập nào hơn ? Vì sao ?

Câu 5: Khó khăn lớn nhất mà em thường gặp phải khi học tập vật lý là gì ?

Nhóm HS lớp thực nghiệm:

 Đa số các em đều thích được giáo viên cho làm bài tập áp dụng ngay sau khi được học một kiến thức mới nào đó (nếu có). Vì khi đó những kiến thức vừa học sẽ được vận dụng ngay, nếu có gì khó khăn trong quá trình giải thì có thể trao đổi ngay với các bạn trong lớp hay giáo viên. Điều này sẽ giúp các em nắm vững những kiến thức đã học hơn. Đặc biệt là đối với những HS trung bình và yếu thì đều mong muốn hình thức làm bài tập như vậy. Thậm chí còn có 3 HS trong nhóm này lại tỏ ra rất thích hình thức học tập theo nhóm khi giải các bài tập bởi vì khi ấy các em học tập được nhiều điều từ các bạn trong nhóm của mình và từ tranh luận giữa các nhóm HS với nhau. Chính điều này đã làm cho các em ít cảm thấy sợ hơn khi giải bài tập và nhận thấy rằng những tiết học có sử dụng bài tập giúp các em hiểu sâu hơn về những kiến thức mà mình được. Thêm vào đó là hầu như các em không phải mất thời gian để học thuộc lòng những công thức vật lý nữa vì các em đã nhớđược chúng khi tiến hành giải các bài tập ở trên lớp.

 Những HS tham gia trao đổi với chúng tôi hầu hết đều thích giải những bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Bởi kết quả của những bài toán này là cần thiết cho chính cuộc sống của các em. Chính điều này một lần nữa khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn đối với việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

 Phần lớn những học sinh tham gia trong nhóm thực nghiệm đều cho rằng việc học vật lý không còn là vấn đề quá khó khăn đối với các em nữa đặc biệt là việc giải bài tập vật lý.

Tuy nhiên, với những mặt tích cực mà chúng tôi đã ghi nhận được ở trên thì chúng tôi cũng nhận thấy vẫn còn một vài HS chưa tỏ ra tích cực đối với việc sử dụng BTVL trong quá trình dạy học mà cụ thể là các em còn “sợ” giải bài tập. Khi tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề này thì chúng tôi phát hiện ra rằng được một trong những trở ngại mà các em thường gặp phải khiến cho các em “sợ” trong khi làm bài tập vật lý là sự hạn chế về khả năng toán học, đặc biệt là những HS trung bình và yếu. Đây cũng là một trong những kết quả thiết thực mà chúng tôi có được qua đợt thực nghiệm này, nó có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho tác giả trong thực tế giảng dạy trong thời gian sắp tới.

Nhóm HS lớp đối chứng:

Phần lớn những HS tham gia trao đổi vẫn thích làm những bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn, vẫn cho rằng việc giải được các BTVL sẽ giúp các em nắm được những kiến thức đã học hơn. Tuy nhiên, có một điều làm chúng tôi ngạc nhiên là có đến 3 trong 7 HS của nhóm này quan niệm rằng “bài tập thầy giao cho thì cứ làm”. Điều này phần nào đã chứng tỏ rằng với cách sử dụng bài tập theo lối cũ“dạy hết bài, giáo viên cho bài tập để củng cố hay về nhà làm” chưa thực sự phát huy hết tác dụng của nó (chưa góp phần phát huy tính tích cực của HS trong học tập vật lý. Thêm vào đó, có 3 HS thố lộ với chúng tôi rằng các em “sợ” làm BTVL.)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 61 - 63)