- Giai đoạn vận dụng: Yêu cầu HS tìm những ví dụ ứng dụng sự hiểu biết của con về sức cản của không khí trong đời sống và kỹ thuật.
Bài h ọc
1.2.3.2. Đảm bảo tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng trong quá trình dạy học VL cần được đảm bảo đó là sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Việc đảm bảo nguyên tắc này cũng chính là để làm cho quá trình dạy học phù hợp với quá trình nhận thức của HS. Đó chính là sự thống nhất giữa lí thuyết và thực tiễn, là sự trang bị cho học sinh kĩ năng tư duy ứng dụng, tính linh họat trong tư duy và tư duy sáng tạo. Muốn làm được điều đó, trước hết, người giáo viên phải có kiến thức thực tế. Nhưng như vậy chưa
đủ. Giáo viên cần có sự liên tưởng giữa nội dung kiến thức trong sách và thực tiễn cuộc sống để tạo gắn kết chúng với nhau. Bài tập là một trong những phương tiện rất tốt giúp chúng ta đạt được mục tiêu này. Chính trong quá trình giải bài tập là dịp để HS có thể vận dụng các định luật, định lí, các thuyết vào trong thực tiễn và từ những vấn đề thực tiễn sẽ làm cho học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, ích lợi của bài học sẽ rõ ràng hơn và sẽ kích thích học sinh học tiếp. Hơn nữa, nếu chỉ có lí thuyết không thì con người được đào tạo chỉ là những người nói suông, không biết tiếp xúc với công việc bởi vì nó có khoảng cách rất xa giữa lí thuyết với những gì xảy ra trong thực tế cuộc sống và xã hội. Làm được như vậy, học sinh sẽ nhận ra rằng những kiến thức mà các em đang theo học là hữu ích. Điều này làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo được sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn thì trước tiên và trên hết là bản thân nội dung của những BT này phải có nội dung gắn liền với thực tiễn. Qua đó càng cho ta thấy rõ vai trò của BT thực tế mà tôi sẽđề cập đến ở phần sau.