Có thể tìm thêm nhiều bài tập nữa nhưng không có nghĩa là có bao nhiêu, sử dụng hết bấy nhiêu bài tập Hệ thống phân loại này dùng để khi phải dạy nhiều lớp với nhiều đối tượ ng HS khác nhau, có

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 49 - 52)

thể chọn các bài tập khác nhau sao cho mang tính vừa sức.

2.4. Vấn đề sử dụng hệ thống BTVL trong QTDH

Kết quả điều tra sơ bộ ở mục 2.1 cho thấy, việc sử dụng BTVL hiện nay ở các trường phổ thông chỉ mới ở ý nghĩa dạy lí thuyết phải có luyện tập. Chúng tôi không muốn dừng lại ở mức độ này vì như vậy sự phong phú về dạng cũng như về nội dung của các loại BTVL chưa được khai thác hết. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi không hi vọng khai thác toàn diện các BTVL về ý nghĩa, nội dung cũng như về phương pháp giải bài tập, nhất là các bài tập tổng hợp vì đây là một vấn đề rất lớn. Chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề sử dụng các loại BTVL vào các giai đoạn của QTDH sao cho phù hợp với các PPDH tích cực nhằm phát huy tối đa tác dụng rèn luyện các kĩ năng, đặc biệt là sự phát triển tư duy cho HS. Trong nghiên cứu này, mỗi giáo án chúng tôi đều có chuẩn bị một hệ thống các bài tập có thể sử dụng cho bài học đó (như mục 2.3.2). Tùy khả năng của lớp học cụ thể mà GV có thể chọn bài tập thích hợp cho các giai đoạn LLDH của bài học để sử dụng.

Một số vấn đề chúng tôi muốn phát triển ởđây là:

- Ở giai đoạn nào của bài học sẽđược sử dụng loại bài tập nào thì phù hợp và tại sao.

- Sử dụng các BTVL như thế nào là tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, hay, sự phối hợp giữa các loại BTVL với việc sử dụng các PPDH tích cực

- Suy nghĩ về sự phối hợp các loại BTVL trong một bài học nhằm rèn luyện đồng bộ các hoạt động học của HS

2.4.1. Sử dụng các loại BTVL cho một bài học VL

Hai khâu hc tp din ra ca mt bài hc VL

Một bài học VL sẽđược hoàn thiện nếu nó được diễn ra một cách có chất lượng qua hai khâu: khâu học ở lớp (45 phút) và khâu học ở nhà. Cho nên khi sử dụng bài tập cho một bài học VL cần dự tính trước, bài tập nào, cho HS làm lúc nào thì phù hợp và có tác dụng nhất.

2.4.1.1. Khâu thứ nhất: Chọn BTVL cho các giai đoạn LLDH của một tiết học

Theo Lê Phước Lộc [16- tr.100] QTDH của một tiết học diễn ra trong 4 giai đoạn (gọi là các giai đoạn LLDH của tiết học):

Giai đoạn 1 “M đầu bài hc”: Nếu nói theo Marzano thì đây là giai đoạn tạo bầu không khí học tập tích cực cho toàn bộ tiết học. Các công việc của giai đoạn này mà người GV phải làm là: tạo bầu không khí tâm lí tích cực học hập, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài. Giai đoạn này kéo dài khoảng dưới 10 phút.

Theo quan điểm này thì (ngoài các cách mở đầu bằng kể chuyện, một đoạn phim v..v..[LLDH của LPL, tr. 53]) các loại bài tập ngắn gọn, đặc biệt là các bài tập đưa ra tình huống mà tình huống ấy sẽ được giải quyết trong bài học mới sẽ rất hữu hiệu cho kích thích các hoạt động học tập, tạo bầu không khí tích cực cho bài giảng

Ngoài việc kiểm tra bài cũ thông thường, HS có thể báo cáo lại kết quả các thí nghiệm, các quan sát thực tế được giao cho làm việc ở khâu “ở nhà” có liên quan đến bài mới (đã có ý đồ từ bài học trước). Điều này chúng tôi gọi là khâu kéo dài bài học và kết nối với bài học sau.

Ví dụ 2.5:

a/ Sau khi học bài 1 “Điện tích - Định luật Coulomb” (SGK VL 11, cơ bản), giao cho HS bài tập thí nghiệm: chiếc lược nhựa có thể hút các mẩu giấy nhỏ. Vào bài 2 “Thuyết electron…” yêu cầu HS mô tả và giải thích. Ta không cần HS giải thích được để lấy đó làm tình huống mởđầu bài mới.

b/ Cũng tương tự như vậy, bài tập quan sát cho HS làm ở nhà trước khi vào chương “Khúc xạ

ánh sáng” là: Quan sát hình ảnh cái muỗng cà phê ngập một phần vào trong li nước, mô tả và giải thích.

c/ Bạn đọc có thể xem thêm ví dụ 1.5, mục 1.2.1. chương 1: sử dụng loại bài tập đồ thị đểđặt vấn

đề vào bài.

d/ Trong giáo án bài 31 (Phụ lục 4) chúng tôi cho HS quan sát hiện tượng bước từ thuyền lên bờ, người đi trên thuyền..cho HS làm trước với nội dung ứng dụng ĐLBTĐL với ý đồ nhắc lại ở phần mở đầu bài 32, dẫn HS vào bài nguyên tắc động cơ phản lực. Tương tự như vậy, bài 33 (Phụ lục 6), cho HS về nhà quan sát búa thợ rèn, búa máy..và sẽđược nhắc lại ở bài 34 (Phụ lục 8)để mởđầu…

- HS cũng có thểđược yêu cầu sử dụng kiến thức bài cũđể giải một bài tập định tính không khó nhưng sau đó có thể biến đổi đôi chút các dữ kiện để có thể trở thành một tình huống được đặt ra để mởđầu bài giảng (ví dụ 2.6).

Ví dụ 2.6:

Trước khi dạy bài 28 “Qui tắc hợp lực song song…” (SGK VL 10 nâng cao), kiểm tra HS bài cũ - Bài 27 “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song” – bằng một thí nghiệm hình 2.3 a: Theo điều kiện cân bằng, hãy tìm các lực tác dụng lên vật treo, vẽ các vectơ lực đó và tìm lực cân bằng với trọng lực P của vật. Hình 2.3: Qui tắc tổng hợp lực a/ b/ c/ N M F2 F1 P M N F2 F1 M N F2 F1

Giả sử như HS vẽ đúng (tổng hợp các lực F1 và F2 đồng qui). Ta cho các điểm M và N tiến lại gần nhau (hình 2.3 b) và cũng yêu cầu như trên.. Cũng yêu cầu như vây ở trường hợp hình 2.3 c, F1 và F2 song song nhau, HS sẽ lúng túng, không làm được bằng cách tổng hợp lực đồng qui. Đây là tình huống để mởđầu cho bài 28

Giai đoạn 2 “Nghiên cu tài liu mi”:Tùy nội dung mà các GV xử lí giai đoạn này theo các PPDH khác nhau. Tuy nhiên nếu nhìn theo khía cạnh sử dụng các BTVL, người GV có thể thực hiện một một hoặc một vài đoạn bài học chỉ bằng các BTVL cũng có thểđưa kiến thức mới đến cho HS mà không nhất thiết phải giảng giải như thông thường.

Ví dụ 2.7:

a/ HS báo cáo kết quả các bài tập quan sát ở nhà, GV tổng hợp, đưa ra kết luận cho nội dung mới. Để chuẩn bị cho bài học “Nguyên lí I nhiệt động lực học”, GV cho bài tập quan sát ở nhà: ấm nước đang sôi, bơm xe đạp rồi sờ vào đầu bơm, tưới cây bằng bình xịt…Trên lớp, chỉ cần HS mô tả

lại, GV chính xác hóa từ ngữ (có thể làm thêm vài thí nghiệm đơn giản nữa) đi đến định nghĩa khái niệm nội năng. Cũng bằng cách này, GV cũng có thể thực hiện đoạn bài giảng “2. Hai cách biến đổi nội năng” một cách nhanh chóng nếu HS được yêu cầu làm thí nghiệm: chà mạnh một miếng kim loại lên nền nhà vài lần (hoặc dùng búa đập) rồi cảm nhận nhiệt độ của nó; xoa hai bàn tay vào nhau rồi cho cảm giác; dùng một cái muỗng kim loại nhúng vào li nước nóng, cảm nhận nhiệt độ của nó sau

đó.. . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Trong chương trình VL, nhiều thí nghiệm biểu diễn được thực hiện sau đó lấy số liệu, lập bảng (ví dụ bài 29 “ Momen của lực – Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định”; Bài 31 “Định luật bảo toàn động lượng”…GV có thể làm thí nghiệm, cho HS lập bảng số liệu, biến nó thành một bài tập tính toán (có hướng dẫn) để HS tự tìm ra kết luận.

c/ Trong chương nghiên cứu này không có bài tập đồ thị. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, chúng tôi cũng tạo ra các bài tập loại này cho HS quen sử dụng đồ thị. Ở bài 35,36,37, tranh thủ cho HS đọc hiểu các đồ thị công của lực trọng trường không phụ thuộc dạng đường đi (các hình 35.3 và 35.4, trang 165), đồ thị tính công của lực đàn hồi (hình 36.2 trang 170) cũng như các đồ thị về ĐLBTCN (hình 37.3 và hình 37.4, trang 172 v173). Xử lí cụ thể, xin xemphụ lục số 10,12,14

d/ Trong SGK bộ nâng cao, một số chương về các định luật có nhiều bài tập tính toán, các tác giảđã bố trí một bài giải toán ứng dụng tổng hợp các định luật ở cuối chương (Các định luật Newton; Các định luật bảo toàn; Định luật Ohm và công suất điện; Bài tập về lực từ; Định luật khúc xạ ánh sáng..). Các bài tập tổng hợp cần lập luận, tính toán nhiều. Kiến thức mới ở đây là phương pháp giải các loại bài tập ấy (các qui trình giải bài tập). Điều này đã được trình bày ở chương I (Định hướng 2 của Marzano – ví dụ 1.8, mục 1.2.1).

e/ Đặc biệt trong chương nghiên cứu này có hai bài học (bài 32, bài 37) trong đó lấy việc giải bài tập hình thành kiến thức kĩ năng mới: qui trình giải bài tập về các định luật bảo toàn. Đây là dịp tốt để

HS làm việc nhóm, tự tìm ra kiến thức mới (các qui trình), phát triển tư duy. Đối với những bài như

vậy, chúng tôi chọn cách tốt nhất là cho HS tự nghiên cứu lời giải và nhóm đề xuất qui trình giải của bài toán đó, Sau đó GV mới chỉnh sửa, qui nạp thành qui trình chung cho loại toán đó. (Xem các phụ

lục 5 và 14)

Giai đoạn 3 “Cng c bài hc”: Các bài tập ngắn thuộc các loại tính toán, giải thích, thí nghiệm đơn giản…là công cụ thích hợp cho giai đoạn củng cố. Các ví dụ về việc sử dụng bài tập cho giai đoạn này đã được trình bày ở chương I (ví dụ 1.10 và 1.15) . Ngoài ra, trong các bài soạn, chúng tôi đã sử dụng khá linh hoạt các bài tập để củng cố kiến thức bài học:

- Bài 31: Dùng một thí nghiệm ảo trên máy tính (bài tập loại N3-L2) để củng cố kiến thức hệ kín, khái niệm động lượng và ĐLBTĐL, (Phụ lục 4)

- Bài 32, 37 : Dùng bài tập tính toán (loại N1-L2) để HS vận dụng qui trình mới học. (Phụ lục 5, 14)

- Bài 34: Cho HS trao đổi nhóm các bài tập định tính (loại N2-L1 hoăc N2 L2), (Phụ lục 8).

Giai đoạn 4 “Giao nhim v v nhà”: Giai đoạn này chiếm không nhiều thời gian của tiết học song rất quan trọng, bởi lẽ nó vừa là cầu nối giữa khâu học trên lớp và khâu học ở nhà mà còn là cầu nối giữa khâu học ở nhà với khâu học trên lớp của bài học kế tiếp để các bài học trở thành một chuỗi các công việc liên hoàn. Vì thế, để giai đoạn này thực hiện đúng chức năng của nó, GV cần làm các việc cụ thể sau:

- Không chỉ cho bài tập mà còn giải thích, chỉ dẫn học sinh thực hiện các bài tập. Chú ý nguyên tắc tính vừa sức cho cả lớp.

- Chú ý tính đa dạng của các loại bài tập. Không chỉ ra bài tập trong SGK mà còn trong sách bài tập, bài tập tham khảo ở các tài liệu khác; không chỉ ra bài tập tập dượt, tính toán mà còn có các bài tập thí nghiệm (đơn giản), bài tập thực tế và cả các bài tập quan sát.

- Nếu có các bài tập phục vụ cho việc học bài kế tiếp (các ví dụ 2.5, 2.6, 2.7) thì cần có những hướng dẫn rất cụ thể. Trở lại các ví dụ trên:

.Ở ví dụ 2.5, cần nhắc HS xem lại và tập tổng hợp hai lực đồng qui. Có như vậy thì HS sẽ thực hiện nhanh các hoạt động mà GV yêu cầu ở thí nghiệm 2.5a, 2.5 b và hiểu ngay vấn đề khó khăn gặp

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 49 - 52)