Về kế toán chi phí nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (nhật ký chung - ko lý luận - máy) (Trang 84 - 86)

XI NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ

3.1.2.2Về kế toán chi phí nguyên vật liệu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.2.2Về kế toán chi phí nguyên vật liệu

Việc đưa ra định mức nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm sẽ định hướng và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, thực tế ở Công ty định mức nguyên vật liệu được lập theo năm, điều này là chưa hợp lý. Một năm là quãng thời gian quá dài, mà hiện nay các biến động kinh tế xảy ra rất thường

xuyên và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nguyên vật liệu mua vào. Nếu Công ty vẫn sử dụng giá định mức trong việc tính chi phí nguyên vật liệu thì sẽ không phản ánh được chính xác chi phí thực tế phát sinh và nhiều khi còn gây ra sự sai lệch trong việc xác định giá bán cho sản phẩm. Khi giá thành sản phẩm không phản ánh đúng với thực tế sẽ gây ra bất hợp lý cho giá bán thành phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau này của Công ty.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, định mức nguyên vật liệu thường sẽ cao hơn so với thực tế phát sinh. Nguyên nhân có thể do, giá nguyên vật liệu bị giảm, do tiết kiệm trong sản xuất. Sự chênh lệch giữa định mức và thực tế phát sinh có thể chiếm một tỷ lệ không nhỏ nhất là khi định mức nguyên vật liệu lại được lập theo năm. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa có biện pháp để quản lý vấn đề này

Tại phòng TC - KT, nguyên vật liệu chỉ mới được quản lý về mặt giá trị chứ về mặt số lượng, chất lượng nguyên vật liệu mua vào chưa thực sự được quan tâm.

3.1.2.3 Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Các thủ tục và nguyên tắc hạch toán được Công ty thực hiện một cách nghiêm chỉnh tuân thủ quy tắc chung của kế toán. Tuy nhiên việc theo dõi ngày công và việc thanh toán lương tại Xí nghiệp lại bị giới hạn. Ở Xí nghiệp chỉ có một người chịu trách nhiệm theo dõi và lập bảng chấm công, đồng thời cũng là người thực hiện việc chi trả tiền lương cho công nhân. Như vậy việc lãng phí chi phí nhân công trực tiếp có thể xảy ra nếu công tác quản lý chi phí này không được thực hiện tốt.

Việc chi trả lương cho công nhân sản xuất chưa có chuẩn mực chính xác cụ thể mà vẫn đang ở dạng thỏa thuận giữa công nhân và người quản lý. Do vậy, chi phí nhân công chưa phản ánh được hết thực tế chi phí phát sinh.

Tại Xí nghiệp, không có sự bóc tách lương cán bộ quản lý phân xưởng với lương của công nhân sản xuất. Theo đúng quy định, lương cán bộ quản lý phân xưởng phải được tính vào chi phí sản xuất chung nhưng hiện tại Công ty vẫn chưa có thể phân tách được nên vẫn tính là chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính tiền lương cán bộ quản lý phân xưởng vào tiền lương công nhân trực tiếp sẽ không làm rõ được vai trò của người quản lý phân xưởng, không nêu cao được tinh thần trách nhiệm với công việc quản lý cũng như thúc đẩy được sự kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

3.1.2.4 Về kế toán chi phí sản xuất chung

Đây là một khoản chi phí khá phức tạp bởi nó bao gồm nhiều loại chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp do đó việc phân loại và phản ánh chi phí sản xuất chung đến nay tại Công ty vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chi phí lương cho cán bộ quản lý không tách được thành chi phí sản xuất chung mà phải để ở chi phí nhân công trực tiếp. Các vật dụng dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng như: chi phí văn phòng phẩm, vật tư trang thiết bị….được tính vào TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp chứ không tách được thành chi phí sản xuất chung ở phân xưởng. Do vậy mà, chi phí sản xuất chung thường nhỏ hơn so với chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (nhật ký chung - ko lý luận - máy) (Trang 84 - 86)