Phương pháp tính giá thành phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (nhật ký chung - ko lý luận - máy) (Trang 70 - 76)

XI NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ

2.3.2Phương pháp tính giá thành phẩm của Công ty

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.3.2Phương pháp tính giá thành phẩm của Công ty

Công ty tính giá thành cho từng sản phẩm cụ thể. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa là sản xuất theo kế hoạch đề ra. Trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu được cố định theo định mức đề ra, còn tiền lương nhân công trực tiếp sẽ được điều chỉnh một ít để có thể đưa ra mức giá thành phù hợp nhất cho sản phẩm, nhưng nhìn chung, lương nhân công là tương đối ổn định. Ở hầu hết các doanh nghiệp khác cũng có đặc điểm tương tự như ở Công ty đó là chi phí nguyên vật liệu và chi phí tiền lương khá ổn định, do vậy một trong hai yếu tố sẽ được doanh nghiệp chọn để làm tiêu thức phân bổ cho chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa, tiền lương công nhân được chọn làm tiêu thức không những phân bổ chi phí sản xuất chung mà còn phân bổ cho BHYT, BHXH, KPCĐ

Từ đó ta có công thức tính hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung, KPCĐ, BHYT, BHXH như sau:

Thực tế tại Công ty hiện nay, chưa có một căn cứ rõ ràng khi tính tiền lương công nhân sản xuất cho từng loại sản phẩm cụ thể, mà việc xác định chủ yếu căn cứ vào sự cân đối giữa giá bán và giá thành sản phẩm. Đây là một điểm hạn chế của Công ty.

Sau khi tính được chi phí sản xuất chung, KPCĐ, BHYT, BHXH kế toán tiến hành tính hệ số phân bổ và tính ra chi phí sản xuất chung, KPCĐ, BHXH, BHYT cho từng sản phẩm theo công thức như sau:

Chi phí sản xuất chung

cho một sản phẩm = Hệ số phân bổ x

Lương công nhân sản xuất sản phẩm đó Công thức trên được tính tương tự cho KPCĐ, BHYT, BHXH.

Để làm rõ việc tính giá thành em xin đưa ra ví dụ việc tính giá thành phẩm các sản phẩm sản xuất trong Quý 1/08. Trong Quý 1/08 tính đến thời điểm ngày 31/3/08 chỉ có 2 loại sản phẩm hoàn thành đó là tăng âm và hộp cứu hỏa, còn các sản phẩm như lò đốt rác, thang cáp, giá đỡ và giá treo thang cáp vẫn chưa hoàn thành. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm trong Quý 1/08 là hộp cứu hỏa và tăng âm. Hộp cứu hỏa có 12 loại sản phẩm, tăng âm có 4 loại sản phẩm.

Trong Quý 1 năm 2008, tổng BHXH, BHYT là 30.566.602đ, tổng chi phí sản xuất chung là 25.786.623đ, KPCĐ là 4.470.766đ

Sau đây là bảng tính hệ số phân bổ cho BHYT, BHXH, KPCĐ và chi phí sản xuất chung.

Biểu 2.28 Hệ số phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ và CP SXC trong Quý 1/08

Chỉ tiêu Số tiền 1. Tổng lương 126.504.850 2. Tổng BHXH, BHYT 30.566.602 3. KPCĐ 4.470.766 4. CF SXC 25.786.623 5. Hệ số phân bổ BHXH, BHYT 0.2416 6. Hệ số phân bổ KPCĐ 0.03534 7. Hệ số phân bổ CF SXC 0.20384

Ví dụ đối với sản phẩm tăng âm EA600, có chi phí tiền lương là 6.810.132đ, ta dựa vào bảng hệ số phân bổ ở bảng trên ta sẽ tính được:

+ CF SXC (EA600) = Hệ số phân bổ CF SXC x Tiền lương(EA600) = 0.20384 x 6.810.132

= 1.388.171(đ)

+ Tổng BHYT,BHXH (EA600) = 0.2416 x 6.810.132 = 1.645.491(đ) + KPCĐ (EA600) = 0.03534 x 6.810.132 = 240.675(đ)

Tương tự với các sản phẩm khác, ta có bảng tính giá thành các sản phẩm tăng âm như sau:

Biểu 2.29 Bảng tính giá thành quí 1/08 các sản phẩm tăng âm

Đơn vị:VNĐ

Chỉ tiêu EA600 EA800 EA1600 TAQS Cộng

1. Số lượng sp sx 4 2 1 1 2. Định mức NVL 5.908.684 6.529.534 9.619.854 24.120.264 Tính giá thành I. CF NVLTT - 621 23.634.736 13.059.068 9.619.854 24.120.264 70.433.922 II. CF NCTT - 622 8.696.298 6.629.431 8.555.717 21.708.788 45.590.233 1. Tiền lương 6.810.132 5.191.554 6.700.042 17.000.305 35.702.033 2. BHXH, BHYT 1.645.491 1.254.404 1.618.891 4.107.681 8.626.467 3. KPCĐ 240.675 183.473 236.784 600.802 1.261.734 III. CF SXC - 627 1.388.171 1.058.241 1.365.730 3.465.325 7.277.467 IV. Tổng giá thành=I+II+III 33.719.205 20.746.740 19541.301 49.294.377 123.301.622 V. Giá thành ĐV 8.429.801 10.373.370 19.541.301 49.294.377

Biểu 2.30 Bảng tính giá thành các sản phẩm hộp cứu hỏa trong Qui 1/08 Chỉ tiêu CH7 CH2 CH6 CH1 CH8 CH4 CH3 CHT1 CHT3 CHT4 CHT6 CHT7 1. Số lượng sản phẩm sản xuất 29 559 18 17 17 13 15 30 30 30 30 30 2. Định mức NVLTT 503.500 105.600 475.800 86.800 164.000 162.000 160.550 114.300 218.050 254.500 362.050 534750 3. Định mức tiền lương 39.6800 49.657 332.505 44.955 105.135 246.888 144.220 65.955 144.220 246.888 300.300 496900 Tính giá thành I. CF NVLTT - 621 14.601.500 59.030.400 8.564.400 1.475.600 2.788.000 2.106.000 2.408.250 3.429.000 6.541.500 7.635.000 10,861.500 16,042,500 II. CF NCTT - 622 14.694.287 35.446.320 7.642.748 975.901 2.282.312 4.098.474 2.762.458 2.526.666 5.524.915 9.458.017 11.504.174 19,035,712 1. Lương 11.507.200 27.758.263 5.985.090 764.235 1.787.295 3.209.544 2.163.300 1.978.650 4.326.3600 7.406.640 9.009.000 14,907,000 2. BHXH,BHYT 2.780.415 6.707.061 1.446.141 184.657 431.853 775.503 522.705 478.089 1.045.410 1.789.622 2.176.790 3601888 3. KPCĐ 406.672 980.996 211.517 27.009 63.164 113.427 76.452 69.927 152.905 261.756 318.384 526823 III. CFSXC - 627 2.345.616 5.658.217 1.219..995 155.781 364.320 654.230 440.965 403.326 881.930 1.509.762 1836386 3038628 IV. Tổng giá thành 31.641.403 100.1340937 1.7427.143 2.607.282 5.434.632 6.858.704 5.611.673 6.358.992 12.948.345 18.602.779 24.202.060 38116840 V. Giá thành ĐV 1.091.083 179.132 968.175 153.370 319.684 527.593 374.112 211.966 431.611 620.093 806.735 1270561

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2008

CF sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm nhập trong kỳ CF dở dang Đầu kỳ CFsản xuất phát sinh trong kỳ + = 2.3.3 Sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trong kỳ, tất cả các chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đến cuối kỳ, sản phẩm nào hoàn thành thì sẽ được tính giá thành, còn các sản phẩm chưa hoàn thành thì sẽ được tính là sản phẩm dở dang cuối kỳ và kết chuyển sang kỳ sau.

Công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:

 TK sử dụng để hạch toán giá thành sản phẩm

Công ty sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Nội dung và kết cấu của TK 154

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thành sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Như vậy, trên số dư cuối kỳ của TK 154 gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đang còn nằm trong sản phẩm dở dang chưa hoàn thành.

Bởi vì chi phí sản xuất tập hợp cho từng loại sản phẩm (như tăng âm, hộp cứu hỏa, thang cáp, lò đốt rác) còn giá thành được xác định cho từng sản phẩm cụ thể trong từng loại sản phẩm trên và đến cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ tính chung cho từng chủng loại sản phẩm nêu trên.

Ví dụ như việc tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm tăng âm EA600 như sau:

TK 155 TK 154

Biểu 2.31Bảng tính chi phí sản phẩm sở dang cuối kỳ của sản phẩm tăng âm

Chỉ tiêu Tăng âm

1. Dở dang đầu kỳ 115.720.084

2. Xuất trong kỳ 163.527.352

3. Nhập trong kỳ 269.944.791

4. Dở dang cuối kỳ=1+2-3 9.302.645

Các sản phẩm hoàn thành sẽ được nhâp kho thành phẩm và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng. Lúc đó, kế toán sẽ định khoản như sau:

Cuối kỳ, bên cạnh việc kế toán giá thành sản phẩm, kế toán còn phải có biện pháp kế toán đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết với Nhật ký chung để đảm bảo khớp số liệu ghi sổ.

Tại Công ty Cổ phẩn Viettronics Đống Đa, việc tính giá thành sản phẩm vẫn phải tiến hành bằng tay trên màn hình EXCEL cho nên người kế toán cần phải cẩn thận trong mỗi bước tính toán, bên cạnh đó cũng phải thực hiện việc rà soát số liệu để tránh sự nhầm lẫn sai sót bởi vì thao tác tính giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí doanh thu của Công ty sau này.

Biểu 2.32 Sổ chi tiết tài khoản 154 (trích)

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (nhật ký chung - ko lý luận - máy) (Trang 70 - 76)