Một số Chỉ số Phát triển Thế giới Chỉ mục

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 62 - 64)

về tài sản, hôn nhân, và các lĩnh vực khác. Ở nhiều quốc gia, khoảng cách giới trong giáo dục tiểu học đã không còn tồn tại, trong khi đó trong một phần 3 số quốc gia trên thế giới, số lượng học sinh nữ hiện nay đã vượt quá số lượng học sinh nam tại trường trung học. Và tại 60 quốc gia thì số lượng sinh viên nữ theo học đại học cao hơn số lượng sinh viên nam. Hiện nay, phụ nữ đang tận dụng giáo dục để được tham gia nhiều hơn và lực lượng lao động: hiện nay số lượng phụ nữ đã chiếm tới 40% lực lượng lao động toàn cầy và 43% số nông dân toàn cầu. Hơn nữa, hiện nay ở tất cả các khu vực trên thế giới, phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới.

Mặc dù đã đạt được những tiến độ nhất định, xong khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ - so với nam giới - ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình cao hơn tỷ lệ tử vong ở phụ nữ ở các quốc gia giàu có – đặc biệt là trong độ tuổi thơ ấu hoặc trong những năm sinh đẻ. Tại nhiều quốc gia khu vực Hạ Xahara Châu Phi và một số nơi trong khu vực Nam Á, cũng như trong các nhóm dân cư có hoàn cảnh khó khăn, số lượng các bé gái theo học các trường tiểu học và trung học còn thấp hơn số lượng các bé trai rất nhiều. Phụ nữ có nhiều khả năng làm việc tại các vị trí lao động không công trong gia đình hoặc trong khu vực phi chính thức hơn, trồng trọt trên những lô đất nhỏ hơn và trồng các loại cây lợi nhuận thấp hơn, hoạt động trong những công ty nhỏ hơn và trong những khu vực ít lợi nhuận hơn, và nhìn chung có thu nhập thấp hơn nam giới. Phụ nữ - đặc biệt là phụ nữu nghèo – có ít tiếng nói hơn trong các quyết định và có ít quyền kiểm soát các nguồn lực gia đình hơn. Và tại hầu hết các quốc gia, số lượng phụ nữ tham gia vào các vị trí chính trị thấp hơn số lượng nam giới, và tỷ lệ nữ giới đại diện ở các cấp cao hơn rất thấp.

Báo cáo Phát triển Thế giới 2012: Bình đẳng giới và Phát triển đã lập luận rằng vấn đề quan trọng ở đây là xóa bỏ

được những khoảng cách giới vẫn còn tồn tại dai dẳng này. Đây là vấn đề quan trọng vì bình đẳng giới là mục tiêu cốt lõi trong quá trình phát triển. Bình đẳng giới cũng tạo nên một nền kinh tế thông minh. Bình đẳng giới cao hơn có thể góp phần nâng cao năng suất, cải thiện kết quả của quá trình phát triển cho thế hệ tiếp theo, và làm cho các tổ chức được đại diện tốt hơn.

Xây dựng trên cơ sở kiến thức kinh tế học về bình đẳng giới và phát triển ngày càng sâu rộng, Báo cáo xác định các khu vực khoảng cách giới còn thể hiện rõ nét nhất về cả mặt bản chất và tiềm năng phát triển – và những nơi mà chỉ riêng tốc độ tăng trưởng không thể giải quyết được vấn đề này. Sau đó, Báo cáo đã đưa tra được 4 lĩnh vực ưu tiên hành động công khai:

• Giảm tỷ lệ tử vong quá cao ở phụ nữ và xóa bỏ khoảng cách về giáo dục ở những nơi còn tồn tại. • Cải thiện khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế cho phụ nữ.

• Tăng cường tiếng nói và vai trò làm chủ của nữ giói trong gia đình và xã hội. • Hạn chế việc lặp đi lặp lại hiện tượng bất bình đẳng giới qua các thế hệ.

Các chính sách cần tập trung vào các yếu tố quyết định cơ bản khoảng cách giới trong mỗi lĩnh vực ưu tiên. Trong một số lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong quá cao ở nữ giới trong thời còn nằm trong bụng mẹ và trong những năm đầu đời cũng như những năm sinh đẻ - cải thiện chất lượng cung cấp dich vụ (đặc biệt là nước sạch và vệ sinh môi trường, và chăm sóc sức khỏe bà mẹ) là vấn đề quan trọng hành đầu. Đối với những lĩnh vực ưu tiên khác, như khoảng cách giới trong thu nhập và năng suất lao động – các chính sách cần tập trung giải quyết các khó khăn bắt nguồn từ các hoạt động của thị trường và các tổ chức làm hạn chế sự tiến bộ. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải dành ưu tiên cho những hạn chế này và giải quyết chúng đồng thời một lúc hoặc giải quyết tuần tự.

Trong khi các chính sách trong nước là trọng tâm để đạt mục tiêu giảm bất bình đẳng giới, các đối tác phát triển nên tập trung hỗ trợ bổ sung những nỗ lực này trong các lĩnh vực ưu tiên, và hỗ trợ hành động công dựa trên bằng chứng thông qua các dữ liệu, đánh giá và học hỏi tốt hơn. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều nguồn tài trợ và nhiều nỗ lực hơn nữa để khuyến khích đổi mới và học hỏi, và thúc đẩy các quan hệ hợp tác sâu rộng hơn. Các nguồn tài trợ cần phải được chỉ đạo đặc biệt để hỗ trợ các quốc gia nghèo nhất giảm được tỷ lệ tử vong quá cao ở phụ nữ và khoảng cách giới trong giáo dục. Cần phải có các khoản đầu tư để cải thiện được độ khả dụng của các dữ liệu tách biệt giới và hỗ trợ được nhiều thử nghiệm và đánh giá hệ thống hơn. Và các quan hệ đối tác cần thu hút sự tham gia của các khu vực tư nhân, các tổ chức phát triển và các tổ chức xã hội dân sự.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 62 - 64)