HỘP 6 Tăng tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động tại Gioóc-đa-n

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 43 - 44)

trình thí điểm này, các sinh viên đã được hướng dẫn về những kỹ năng xây dựng nhóm công tác, kỹ năng giao dịch, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết thương mại, kỹ năng dịch vụ khách hàng, viết hồ sơ cá nhân, phỏng vấn và suy nghĩ tích cực trong vòng 45 giờ.

Có vẻ nhu cầu về những chính sách này rất lớn. Mặc dù tỷ lệ có việc làm thấp, nhưng đa số nữ sinh viên mới ra trường hiện nay mong muốn được làm việc: 93% cho biết họ dự định đi làm sau khi tốt nghiệp, và 91% cho biết họ vẫn muốn được đi làm sau khi họ kết hôn. Trong số những người tham gia các khóa đào tạo, 62% hoàn thành khóa học, những phụ nữ chưa lập gia đình có nhiều khả năng tham gia các khóa đào tạo hơn. Những người tham gia khóa học đã có những nhận xét tích cực, họ nói rằng khóa học đã làm cho họ tự tin hơn để bắt đầu tìm kiếm công việc. Trong 4 tháng thực hiện chương trình trợ cấp lương, đã có khoảng 1/3 phụ nữ sử dụng biên nhận tìm được việc làm.

Những kết quả đánh giá ban đầu giữa thời kỳ thực hiện đã cho thấy rằng những giấy biên nhận việc làm đã có những tác động to lớn đến vấn đề việc làm: tỷ lệ đi làm ở nhóm sinh viên mới tốt nghiệp có giấy biên nhận phụ cấp lương và giấy biên nhận phụ cấp lương cộng với tham gia khóa đào tạo đã tăng lên khoảng 55 đến 57 %, trong đó tỷ lệ có việc làm ở nhóm sinh viên mới tốt nghiệp chỉ được tham gia khóa đào tạo hoặc vừa không tham gia khóa đào tạo vừa không có giấy biên nhân phụ cấp lương là 17 đến 19%. Trong tất cả các nhóm, thì nhóm phụ nữ chưa lập gia đình có hiệu ứng việc làm cao hơn. Trao quyền tài chính (được đo bằng tỷ lệ nữ giới có tiền riêng và có thể quyết định sử dụng khoản tiền đó như thế nào) cũng tăng đáng kể trong nhóm phụ nữ nhận được biên nhận phụ cấp lương hoặc tham gia khóa đào tạo hoặc cả hai. Các cuộc khảo sát tiếp theo cũng sẽ tiếp tục điều tra mối liên hệ giữa hôn nhân và công việc, trên cơ sở những phát hiện rằng phụ nữ đã lập gia đình ít có khả năng tham gia các khóa đào tạo, ít có khả năng sử dụng giấy biên nhận phụ cấp lương và cũng ít có khả năng được nhận vào làm việc.

lao động, công nhân và doanh nhân nữ. Những phương pháp can thiệp như trên sẽ có hiệu quả nhất khi kết hợp xây dựng mạng lưới và vốn xã hội với thực hiện đào tạo, thông tin và tư vấn định hướng. Một ví dụ là chương trình Cơ hội mới cho nữ giới (NOW) tại Gioóc-đa-ni như trình bày tại Hộp 6. Một ví dụ khác và rõ ràng hơn đó là Hiệp hội các phụ nữ tự doanh tại Ấn độ, hiệp hội này sau đó đã phát triển thành một tổ chức đại diện cho đa số các công nhân và do- anh nhân trong các lĩnh vực phi chính thức hoạt động một cách hiệu quả, cung cấp thông tin toàn diện, hỗ trợ và triển khai đào tạo cho các thành viên của hiệp hội.

Xóa bỏ những cách thức đối xử phân biệt trong các bộ luật và quy định lao động cũng có thể tăng cường hơn cơ hội kinh tế của phụ nữ. Trong số các bộ luật và quy định lao động, một ưu tiên cần cải thiện là quy định hạn chế (bao gồm cả những lệnh cấm triệt để) tại nhiều nước về làm việc bán thời gian. Bởi vì phụ nữ phải đảm nhận một phần lớn công việc và chăm sóc gia đình, nên những hạn chế công việc bán thời gian như vậy sẽ hạn chế cơ hội làm việc của phụ nữ hơn nam giới. Xóa bỏ những hạn chế này sẽ giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động được trả lương hơn. Tại Áchentina, xóa bỏ những quy định về cấm ký kết các hợp đồng bán thời gian trong lĩnh vực lao động chính thức đã giúp có những chuyển biến đáng kể tỷ lệ phụ nữ đang nuôi con từ lĩnh vực phi chính thức sang các hợp đồng bán thời gian tại lĩnh vực chính thức.69

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)