Bất bình đẳng giới tái tạo qua các thế hệ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 34 - 35)

Có lẽ vấn đề “dai dẳng nhất” của tác động giới chính là việc các mô hình bất bình đẳng giới luôn lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mô hình này còn tồn tại dai dẳng một phần là do những chuyển biến chậm chạp trong các chuẩn mực xã hội và cách thức những chuẩn mực này ảnh hưởng tới những gì đang diễn ra trong các hộ gia đình. Phụ nữ và nam giới tiếp thu các chuẩn mực và kỳ vọng xã hội theo những phương thức không chỉ ảnh hưởng đến khát vọng, hành vi ứng xử và sở thích của riêng họ mà còn ảnh hưởng đến khát vọng, hành vi ứng xử và sở thích của con cái họ. Nghiên cứu Cuộc sống trẻ (Young Lives) đã xem xét khát vọng giáo dục và những kỹ năng ngoài nhận thức của 12.000 trẻ em nam và nữ ở lứa tuổi 8, 12, và 15 tại Êtiôpia, Andha Pradesh Ấn Độ, Pê-ru và Việt Nam.47 Đối với trẻ em ở độ tuổi 12, những bậc phụ huynh ở Êtiôpia và Ấn Độ thường thiên vị cho bé trai được đến trường, còn ở Pê-ru và Việt Nam, cha mẹ lại có xu hướng thiên vị cho các bé nữ. Ở độ tuổi 15, những tiên bị này không còn xuất phát từ phía phụ huynh nữa mà xuất phát từ chính các em, ở Êtiôpia và Ấn Độ, số lượng trẻ em nam mong muốn được tiếp tục học tập cao hơn hẳn, trong đó ở Việt Nam thì trẻ em nữ lại có nhu cầu được giáo dục cao hơn. Và vào độ tuổi 15, các biện pháp của cơ quan đại diện hoặc tính hiệu lực đã cho thấy một sự thiên vị nam giới mạnh mẽ ở Ấn Độ và Êtiôpia, nhưng điều này lại không xảy ra ở Pê-ru và Việt Nam.

Một cơ quan nghiên cứu đang lớn mạnh cũng khuyến nghị rằng thái độ đối với phụ nữ tại gia đình và nơi làm việc qua nhiều thế hệ vẫn không thay đổi. Khi phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình, con cái của họ cũng ít có khả năng sẽ ra ngoài làm việc khi trưởng thành, và con trai họ cũng ít có khả năng sẽ kết hôn với người phụ nữ làm kinh tế bên ngoài.48 Thanh niên nam và nữ cũng có xu hướng học tập trong các lĩnh vực rất khác nhau không có liên quan gì đến năng lực bản thân (chương 3) – trong khi phụ nữ thích học tập trong lĩnh vực giáo dục và nhân văn thì nam giới lại thích các ngành như kỹ sư, nông nghiệp và khoa học. Tuy nhiên điều này vẫn lặp đi lặp

tất cả các mặt trận. Một phần là do thu nhập cao hơn và việc nhà nước quan tâm hơn đến việc cung cấp dịch vụ giúp thu hẹp khoảng cách giới chỉ được thực hiện ở một số lĩnh vực. Và thậm chí ngay ở trong những lĩnh vực này, nữ giới cũng không được tiếp cận những cải thiện đó. Ở các lĩnh vực bình đẳng giới khác như phân chia nghề nghiệp và nhiều lĩnh vực thể hiện vai trò của người phụ nữ, tăng trưởng thu nhập của nữ giới và cung cấp dịch vụ tốt hơn tới nữ giới vẫn chưa có tác dụng mở khóa những ràng buộc thông thường - là nguyên nhân sâu xa khiến cho các khoảng cách giới vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Các lực lượng mới của quá trình toàn cầu hóa có thể giúp thu hẹp khoảng cách giới rất nhiều. Trước tiên, việc mở cửa thương mại và việc phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra nhiều việc làm hơn và nhiều liên kết mạnh mẽ hơn đến các thị trường việc làm cho phụ nữ, tăng khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế của phụ nữ và góp phần nâng cao năng lực kinh tế của họ. Thứ hai, quá trình đô thị hóa và truy cập thông tin đã cho phép nhiều quốc gia đang phát triển tìm hiểu về cuộc sống và tập tục ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả vai trò của người phụ nữ, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi. Thứ ba, các hành động cộng đồng liên quan đến bình đẳng giới được khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi vì việc toàn thế giới ngày càng đồng tình với việc nữ giới phải được trao quyền kinh tế, xã hội và chính trị, điều này đồng nghĩa với việc bất bình đẳng giới gây tổn hại tới vị thế quốc tế của một quốc gia. Nhưng tiềm năng toàn cầu hóa sẽ không được hiện thực hóa nếu không có các hành động cộng đồng hiệu quả trong quy mô quốc gia để thu hẹp lại các khoảng cách giới còn tồn tại trong vấn đề vốn, vai trò tự chủ và khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế.

Vậy, chính phủ ở các quốc gia đang phát triển nên làm gì để thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới? Họ nên tập trung vào những khu vực bất bình đẳng giới nào? Họ có nên bắt đầu bằng các biện pháp can thiệp vào giáo dục và y tế hay không, hay họ nên tập trung vào khả năng tiếp cận các cơ hội và thể chế kinh tế? Họ nên kết hợp các chính sách như thế nào và thực hiện theo thứ tự nào? Ngay từ đầu, các câu hỏi này có thể sẽ xuất hiện chồng chất bởi vì có rất nhiều khu vực ưu tiên và số lượng các công cụ chính sách hiện có. Báo cáo này cho thấy công tác phân tích tốt có thể góp phần làm giảm tính phức tạp trong quá thể chế này lại phân biệt đối xử giới. Luật pháp

và các quy định có thể hạn chế nhiều vai trò và cơ hội của phụ nữ hơn so với nam giới, như phụ nữ và nam giới có quyền sở hữu khác nhau, hoặc nữ giới bị hạn chế về thời gian làm việc và lĩnh vực làm việc còn nam giới thì không bị giới hạn. Trong trường hợp thị trường tín dụng và thị trường lao động đã tồn tại tình trạng phân biệt đối xử, những điều luật và quy định bất bình đẳng như thế này có thể làm vấn đề khoảng cách giới nghiêm trọng hơn. Việc đối xử bất bình đẳng cũng được thể hiện gián tiếp thông qua hành động thiên vị trong cung cấp dịch vụ, ví dụ trong trường hợp cung cấp các dịch vụ khuyến nông. Trong trường hợp này, việc thiên vị thể chế và cơ cấu thị trường (trong đó phụ nữ rất ít tham gia canh tác các loại cây trồng không thuộc nhóm cây lương thực nhưng lại là mục tiêu của các dịch vụ khuyến nông) củng cổ và thậm chí là khiến cho sự bất bình đẳng càng trở nên gay gắt hơn.

Tất cả các thể chế (chính thức và không chính thức) có tính ì rất lớn. Các thể chế này có xu hướng phản ánh lợi ích của những cá nhân có nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn, và các thể chế này rất khó có thể thay đổi nếu không xuất hiện bất kỳ cơ quan đại diện hoặc tiếng nói của tập thể.54 Các chuẩn mực xã hội có thể thay đổi đặc biệt chậm: các chuẩn mực được đưa ra chỉ vì một mục đích duy nhất tại một thời điểm nhất định và đến nay đã không còn hữu ích nhưng vẫn tồn tại đơn giản chỉ bởi vì xã hội sẽ trừng phạt người đầu tiên dám phá vỡ chuẩn mực này, hoặc bởi vì chuẩn mực này mang lại lợi ích cho một nhóm người thống trị trong xã hội (trong trường hợp này chính là nam giới). Sự tồn tại dai dẳng của chuẩn mực này có thể sẽ khiến tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại rất lâu sau khi nguồn gốc ban đầu của tình trạng này đã không còn tồn tại.

Tóm lại, những thất bại trên thị trường có phân biệt giới, những hạn chế về mặt thể chế, và những chuẩn mực xã hội tồn tại dai dẳng thường kết hợp với nhau và khiến cho tình trạng bất bình đẳng giới càng trở nên trầm trọng hơn và khiến cho quá trình cải thiện bình đẳng giới phức tạp hơn. Khi xuất hiện nhiều trở ngại, việc cần làm là phải giải quyết tất cả những trở ngại đó.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 34 - 35)