Vấn đề của các nhóm dân cư đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 25)

khăn

Sự kết hợp của các lực lượng thị trường, các thể chế cung cấp dịch vụ và tăng trưởng thu nhập góp phần thu hẹp khoảng cách về giới trong giáo dục, tỉ lệ sinh đẻ và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động đối với phụ nữ không phải đối với ai cũng trở thành hiện thực. Đối với các phụ nữ nghèo và phụ nữ sống ở những nơi rất nghèo, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại với mức độ đáng kể. Tình trạng bất bình đẳng này còn tồi tệ hơn khi ng- hèo đói kết hợp với những yếu tố cản trở khác như dân tộc, đẳng cấp, vùng sâu, chủng tộc, tàn tật hay khuynh hướng tình dục. Ngay cả trong giáo dục, tuy khoảng cách đã được thu hẹp ở hầu hết các quốc gia nhưng số trẻ em gái đi học tiểu học và trung học ở các nước vùng Hạ Xa- hara và một số nơi ở Nam Á cũng chỉ tăng thấp. Số trẻ em gái đi học ở Mali hiện ngang bằng với mức của Mỹ năm 1810, cũng như tình hình ở Êtiôpia và Pakitxtan cũng không được cải thiện nhiều (Hình 6). Ở nhiều nước, bất bình đẳng giới chỉ tồn tại chủ yếu ở người nghèo. Ở cả Ấn Độ và Pakitxtan, trong khi trẻ em trai và trẻ em gái thuộc nhóm ngũ phân vị (1/5) thu nhập cao nhất được đi học với cùng tỉ lệ thì vẫn tồn tại một khoảng cách giới tới gần 5 năm ở nhóm ngũ phân vị thu nhập cuối (Hình 7).

Ngoài người nghèo, bất bình đẳng giới chủ yếu tồn tại đối với những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như dân tộc, khoảng cách địa lý và các yếu tố khác (như tàn tật hay khuynh hướng tình dục) làm bất bình đẳng giới trầm trọng thêm. Gần 2/3 số trẻ em gái không được đi học trên toàn thế giới là người dân tộc thiểu số ở nước mình.29 Tỉ lệ thất học của phụ nữ dân tộc ở Goatêmala cao tới 60%, cao hơn nam giới người dân tộc tới 20 điểm phần trăm và cao gấp đôi so với phụ nữ không phải người dân tộc thiểu số.30

Đối với những nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn này, dù là cục bộ hay cả một quốc gia hay khu vực, không một yếu tố hậu thuẫn nào có lợi cho việc giáo dục trẻ em gái và nữ thanh niên có hiệu quả. Vì vậy, mức tăng trong tổng thu nhập có thể chưa đủ rộng để đem lại lợi ích cho các hộ nghèo. Các tín hiệu thị trường không xuất hiện

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 25)