Hoạch định các chính sách “thông minh giới” khác

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 49)

giới” khác

Việc hiểu được các yếu tố giới trong các hoạt động của hộ gia đình, thị trường và các thể chế quan trọng với các chính sách như thế nào ngay

Các nhà tài trợ cho chương trình Sáng kiến cho các bé gái độ tuổi vị thành niên hiện nay bao gồm tập đoàn, nhà tài trợ chính, và chính phủ các nước Úc, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Anh. Kế hoạch hành động giới của Ngân hàng cũng hỗ trợ các dự án quốc gia thuộc chương trình sáng kiến. Số tiền cam kết cho chương trình sáng kiến này hiện nay là 22 triệu USD.

Sáng kiến cho các bé gái độ tuổi vị thành niên , một quan hệ đối tác công tư, thúc đẩy quá trình quá độ từ vai trò một người học sinh lên vai trò của một người lao động tạo ra của cải vật chất của các bé gái độ tuổi vị thành niên thông qua các biện pháp can thiệp sáng tạo được kiểm nghiệm và sau đó mở rộng quy mô hoặc nhân rộng mô hình nếu thành công.a Đang được thực hiện tại Ápganix- tan, Gióoc-đa-ni, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Libêria, Nepan, và Nam Sudan (và sắp tới là tại Ruanda), sang kiến này nhằm vào khoảng 20.000 bé gái độ tuổi vị thành niên và những người phụ nữ độ tuổi từ 16 đến 24.

Các biện pháp can thiệp bao gồm từ việc đào tạo các kỹ năng và cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh đến việc đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề, nhắm tới các kỹ năng có nhu cầu cao. Trong tất cả các dự án, các cô gái được đào tạo các kỹ năng sống để giải quyết các rào cản quan trong nhất ngăn cản họ được độc lập về mặt kinh tế. Biện pháp can thiệp của mỗi quốc gia được thiết kế phù hợp với bối cảnh cụ thể của quốc gia đó và như cầu cụ thể của những bé gái độ tuổi vị thành niên. Do có rất ít các bằng chứng chứng tỏ đâu là biện pháp hiệu quả, nên việc đánh giá nghiêm ngặt các tác động là một phần của sáng kiến này.

Đào tạo kỹ năng nhằm mục đích trang bị cho các cô giá những kỹ năng kỹ thuật theo nhu cầu trên thị trường lao động. Trong tất cả các dự án thí điểm, những nhà cung cấp dich vụ đào tạo phải tiến hành đánh giá thị trường trước khi lựa chọn ngành nghề đào tạo. Trong khi trọng tâm là cân đối nhịp nhàng giữa các kỹ năng với thị trường, trong nhiều trường hợp các kết quả lại là những thách thức đối với các chuẩn tắc liên quan đến những nghề phù hợp với từng giới.

Tại Libêri, phụ nữ trẻ đang tham gia được đào tạo thêm 6 tháng về các kỹ năng sơn nhà, lái xe chuyên nghiệp, và các dịch vụ bảo vệ an ninh. Tại Nê-pan, những phụ nữ trẻ được đào tạo 3 tháng về các kỹ năng nghề nghiệp, tiếp theo họ phải trải qua một bài kiểm tra kỹ năng bắt buộc và được thực tập 3 tháng. Trọng tâm là xác định các ngành

nghề không bị dập khuôn hấp dẫn phụ nữ, trong đó một số được đào tạo trở thành những thợ điện, thợ xây, và kỹ sư sửa chữa điện thoại di động.

Các bài học thu được trong quá trình áp dụng nêu rõ nhu cầu vốn xã hội đặc biệt của các cô gái, những nhu cầu này cần phải được giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho những phụ nữ trẻ tuổi dễ bị tổn thương và bị cô lập tiếp nhận các điều kiện kinh tế. Trong suốt quá trình đào tạo, những nhà đào tạo trong chương trình thí điểm tại Libe- ria đã chia các cô gái thành 3 hoặc 4 nhóm, các nhóm đều đưa ra những cam kết công khai hỗ trợ một nhóm khác, cả trong và ngoài phạm vi lớp học. Áp lực đồng đẳng tích cực đã góp phần duy trì tỷ lệ đến trường ở mức cao, trong đó gần 95% số học viên hoàn thành khóa đào tạo, và đã giải quyết được sự đa dạng cấp học trong số các học viên theo học.

Một sự đổi mới đầy hứa hẹn từ chương trình thí điểm tại Liberia là một tài khoản tiết kiệm chính thức tại một ngân hàng địa phương dành cho tất các những cô gái đang tham gia đào tạo nghề, với khoản tiền gửi ban đầu là 5 USD. Các tài khoản tiết kiệm không chỉ cho phép các cô gái thực hành kỹ năng đọc viết tài chính của họ ngoài phạm vi lớp học mà còn xây dựng được lòng tin với các tổ chức tài chính chính thức, và các cô gái đã bày tỏ sự hài lòng khi lần đầu tiên được kết nối với nền kinh tế hiện đại.

Những hội chợ việc làm đã được tổ chức để tiếp thị chương trình tới những người sử dụng lao động tiềm năng quan tâm đến tạo cho các cô gái một cơ hội học tập hoặc làm việc. Các chuyên gia phát triển sự nghiệp và nguồn nhân lực của khu vực tư nhân đã gặp từng học viên một để truyền đạt kiến thức của họ về ngành họ đang tham gia, chia sẻ với họ về tính chuyên nghiệp tại nơi làm việc, và chọ họ những thông tin phản hồi mang tính xây dựng về các kỹ năng họ có. Các cuộc gặp gỡ riêng từng người một đã tạo cho những cô gái cơ hội xây dựng các mạng lưới và khai thác những thông tin về một ngành nghề cụ thể cần thiết cho những người mới bước vào thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới và phát triển (Trang 49)