Dành thời gian bên nhau Cải thiện giao tiếp trong gia đình

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn về tư vấn điều trị nghiện ma túy (Trang 41 - 42)

- Cải thiện giao tiếp trong gia đình

Bản chiếu 22

Nói: Khách hàng và gia đình họ có thể tham gia theo dõi và xử trí với các tình huống nguy cơ cao. Điều quan trọng là khách hàng cần phải cảm thấy thoải mái khi thổ lộ về những yếu tố cám dỗ và sự thèm nhớ ma túy. Gia đình cần biết về sự khác biệt giữa vấp, trượt và ngã (tái nghiện). Lí tưởng nhất là khách hàng phải thực lòng muốn chia sẻ với gia đình về những khó khăn, rắc rối liên quan đến quá trình phục hồi của họ.

Gia đình có thể có khả năng xác định được những dấu hiệu cảnh báo sớm và những hành vi liên quan đến tái nghiện. Gia đình cũng cần biết rằng nghiện là một rối loạn mạn tính tái diễn và tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi. Điều quan trọng là khách hàng phải nhận được sự hỗ trợ từ cả bạn và gia đình để quay trở về tình trạng không dùng ma túy nếu có vấp (sử dụng lại 1 lần). Một điểm quan trọng nữa là khách hàng và gia đình cần hiểu rằng cảm giác thất vọng khi có tái sử dụng ma túy là tự nhiên nhưng nó không giúp ích gì trong giải quyết tình huống này. Gia đình và khách hàng cần tập trung vào việc giúp khách hàng kiểm soát bản thân và không sử dụng ma túy.

Việc điều trị bắt buộc trong trung tâm 06 của nhà nước đối với những ai tái nghiện càng làm cho tình hình ở Việt Nam trở nên phức tạp. Bạn sẽ cần phải lường trước được khả năng khách hàng phải vào hoặc phải quay lại trung tâm 06, và cân nhắc điều này trong khi xây dựng kế hoạch theo dõi với khách hàng và gia đình.

Cách theo dõi tái sử dụng và tái nghiện: - Tự thú nhận

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn về tư vấn điều trị nghiện ma túy (Trang 41 - 42)