Tài liệu phát tay 8.3 (tiếp)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn về tư vấn điều trị nghiện ma túy (Trang 99 - 102)

- 34% trong số những phụ nữ này đã từng là nạn nhân của lạm dụng tình dục trẻ em

Tài liệu phát tay 8.3 (tiếp)

Đảm bảo sức khỏe tinh thần

Các rối loạn sau chấn thương được chẩn đoán theo các tiêu chí sau:

Bệnh nhân trải qua, chứng kiến, hay phải đối phó với một hoặc nhiều sự việc liên quan đến cái chết hoặc đe dọa tử vong hoặc các chấn thương nghiêm trọng, hay lời đe dọa đến thể chất của bản thân hoặc của người khác [và] bệnh nhân có phản ứng sợ hãi, không có khả năng tự chủ hay lo sợ.

Các tiêu chí khác bao gồm: lặp đi lặp lại các cơn ác mộng, khó ngủ, hồi tưởng, tăng mức độ cảnh giác, và luôn bị giật mình - những triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ bị bạo hành.

Những chấn thương do từng là nạn nhân của lạm dụng trẻ em

Nhiều khách hàng bị bạo hành cũng từng bị lạm dụng khi còn là trẻ nhỏ. Những chấn thương về tâm lí và tình cảm từ việc bị lạm dụng đó thường bị kìm nén và chỉ xuất hiện khi nạn nhân đã ở nơi an toàn như tại cơ sở điều trị nghiện ma túy. Có thể bệnh nhân sẽ bị kích động do những hồi ức về những cảnh bị lạm dụng trước đây, vì vậy, nhân viên của chương trình điều trị không nên cố gắng giải quyết vấn đề này khi bệnh nhân chưa sẵn sàng hoặc nhân viên cũng chưa có sự chuẩn bị để tìm hiểu những hậu quả liên quan. Nếu vấn đề của nạn nhân diễn ra trong quá trình hoạt động nhóm, tư vấn viên có thể cho phép bệnh nhân thể hiện tâm trạng của họ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, ngay sau đó bệnh nhân cần được giới thiệu đến các chuyên gia trị liệu được đào tạo chuyên biệt về điều trị cho các nạn nhân của các vụ lạm dụng trẻ em.

Những yếu tố cám dỗ

Những bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi cần được tập huấn để có kĩ năng đối phó với các yếu tố cám dỗ tái sử dụng. Đó là những sự việc hoặc hoàn cảnh có thể dẫn tới việc bệnh nhân thèm và sử dụng rượu và ma túy trở lại. Một yếu tố cám dỗ dẫn đến tái sử dụng có thể rất đơn giản, ví dụ như đi qua khu vực mà họ thường ghé trước đây để mua hoặc sử dụng rượu/ma túy.

Khách hàng là nạn nhân của các vụ bạo hành còn gặp phải một loạt các yếu tố cám dỗ khác, đó là những tình huống hoặc kinh nghiệm ngẫu nhiên làm cho họ cảm thấy sợ hãi và lo sợ mình lại trở thành nạn nhân của các vụ bạo hành như trước đây. Những tình huống giống như vậy cũng dễ làm cho họ tái sử dụng, vì thế cần được tư vấn viên giúp đỡ trực tiếp để phòng tránh. Các yếu tố cám dỗ này có thể là những sự việc kích thích cảm quan (như nhìn, nghe, ngửi), tiếp xúc gần với một số người nhất định, đặc biệt là nam giới, hoặc ở vào những tình huống dễ làm cho họ liên tưởng tới những ký ức không vui vẻ (như phải chứng kiến bố mẹ hoặc người thân cãi cọ, xung đột). Ngoài ra còn có những tình huống căng thẳng và gây ra những phản ứng kích động và tái tạo lại cảm giác mình là nạn nhân. Những yếu tố khơi gợi này có thể là bùng nổ những cảm xúc đã bị dồn nén sau nhiều năm khi khách hàng đã thoát ra khỏi mối quan hệ bị lạm dụng: một số sự việc có thể sẽ không còn tồn tại trong ký

Tài liệu phát tay 8.3 (tiếp)

ức của họ theo thời gian, nhưng một số khác thì sẽ luôn luôn xuất hiện ở mức độ nào đó. Tư vấn viên cần giúp bệnh nhân xác định những tình huống dễ kích động hoặc gây căng thẳng và thực hành các cách phản ứng với chúng.

Gia tăng sự căng thẳng do dừng sử dụng ma túy

Khi ngưng sử dụng rượu hoặc ma túy khác, nạn nhân của bạo hành gia đình thường có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Họ có thể tràn ngập những cảm giác về tình cảm và thể chất vốn đã bị kìm nén trước kia.

Một vấn đề nữa đối với khách hàng là nạn nhân của các vụ bạo hành khi ngừng sử dụng ma túy chính là có nhiều thời gian rảnh rỗi và năng lượng, - thời gian và năng lượng họ vốn dành cho việc tìm kiếm ma túy - dẫn đến họ cảm thấy trống rỗng, không có định hướng và có quá nhiều thời gian vô ích.

Nhận thức về sự an toàn

Có một nghịch lí là đối với nạn nhân của các vụ bạo hành, khái niệm “an toàn” lại có thể “không an toàn.” Giống như một nạn nhân đã phát biểu “giây phút bạn nghĩ bạn đã an toàn thì bạn lại không an toàn.” Đối với những khách hàng như vậy, cảm giác được an toàn khỏi kẻ bạo hành mình - dù hắn ta đã chết hoặc bị tống giam - được ví như việc từ bỏ sự tự vệ và tự đưa bản thân vào nguy cơ bị tấn công. Những nạn nhân bị bạo hành có xu hướng phòng thủ và đã quen với việc luôn luôn thận trọng. Nhân viên của chương trình điều trị cần hiểu và tôn trọng những khái niệm của bệnh nhân cũng như nhu cầu cần được an toàn của họ. Giúp đỡ những bệnh nhân này gây dựng lại lòng tin là một phần trong mục đích điều trị lâu dài.

Chăm sóc y tế

Đối với nạn nhân của các vụ bạo hành, sự lo lắng, buồn chán, các ý định tự tử và rối loạn về giấc ngủ đòi hỏi phải được dùng thuốc điều trị trong quá trình điều trị nghiện. Trong các trường hợp đó, điều tối quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng giữa nhu cầu dùng thuốc điều trị và tránh tái nghiện. Một mặt, sự tái hiện những hậu quả thể chất và tình cảm của tình trạng bị bạo hành có thể khiến khách hàng dễ bị chấn thương về cảm xúc. Mặt khác, khách hàng có thể có nguy cơ tái nghiện do sử dụng thuốc sai mục đích hoặc lạm dụng thuốc được chỉ định.

Các vấn đề sau cai

Nạn nhân của các vụ bạo hành có nhiều lo lắng rất thực tế sau khi cai. Đó có thể bao gồm việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, nơi ở, đi lại, việc làm, học nghề, chăm sóc con cái, và nhiều thứ khác. Do vậy việc gắn kết họ với các chương tình và tổ chức hỗ trợ khác là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ. Ngoài ra, khách hàng là nạn nhân của các vụ bạo hành cần được giáo dục hoặc giáo dục lại về việc đáp ứng các nhu cầu về tình dục mà không cần đến rượu hoặc ma túy. Giới thiệu bệnh nhân đến với các chuyên gia trong

Tài liệu phát tay 8.3 (tiếp)

lĩnh vực này là điều cần thiết nhằm đảm bảo rằng chủ đề này được đề cập đến một cách tế nhị. Thêm vào đó, các buổi học về chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng cần thiết trong quá trình điều trị cho nạn nhân bạo hành (như khách hàng sau cai khác).

Các chức năng xã hội

Mặc dù một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ từ bạn bè hoặc gia đình rất quan trọng đối với khách hàng khi họ từ bỏ từ thế giới ma túy về với cuộc sống bình thường, nạn nhân của bạo hành trong giai đoạn hồi phục có thể cảm thấy khó khăn trong việc khôi phục lại các mối quan hệ, kết bạn mới hoặc trong một vài trường hợp, xây dựng lại cuộc sống từ đầu.

Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn về tư vấn điều trị nghiện ma túy (Trang 99 - 102)