Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cán bộ, cơng chức đối vớ

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ (Trang 78 - 82)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cán bộ, cơng chức đối vớ

tốt hơn; Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả trở thành thĩi quen, chủ động, phù hợp hơn với các tác vụ hàng ngày của CB, CC; Phản ánh được giá trị con người thơng qua những kỹ năng giao tiếp trên thực tế.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp của cán bộ, cơng chức

3.3.1. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cán bộ, cơng chức đối với kỹ năng giao tiếp năng giao tiếp

3.3.1.1. Nội dung giải pháp

Cần nâng cao nhận thức về vai trị và tầm quan trọng của kỹ năng GTHC trong quá trình thực thi cơng vụ nĩi chung và nâng cao uy tín của chính CB, CC, cũng như của cơ quan nĩi riêng nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết cơng việc cho nhân dân. Bởi vì, để thực hiện tốt bất cứ cơng việc hay hoạt động nào cĩ hiệu quả chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhận thức chủ quan từ phía đối tượng thực thi.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Lê Đình Dũng Nhận thức của CB, CC về vai trị, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp cĩ vai trị quan trọng trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp của CB, CC. Bởi lẽ, kỹ năng nĩi chung và kỹ năng giao tiếp nĩi riêng là một khả năng khơng thể chuyển từ người này sang người khác, nĩ khơng giống như những tri thức khoa học khác. Một người muốn cĩ kỹ năng giao tiếp tốt, bên cạnh việc nắm được nội dung và cách thức vận dụng chúng thì cịn phải trải qua quá trình rèn luyện, vận dụng vào quá trình giao tiếp hàng ngày. Do đĩ địi hỏi phải cĩ một sự chú tâm, kiên trì luyện tập, phải cĩ một ý chí bền bỉ. Muốn làm được điều đĩ, địi hỏi người CB, CC phải nhận thức được vai trị quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong việc giúp họ giải quyết cơng việc cho người dân tốt hơn, tạo được niền tin của người dân đối với bản thân CB, CC và đối với cơ quan HCNN nĩi chung.

Ngồi ra, cần nâng cao nhận thức của CB, CC về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhận thức về vai trị, trách nhiệm của một CB, CC với nhân dân, cũng như nhận thức mới về nền hành chính hiện đại, ngày càng mang tính chất phục vụ mà người dân là những khách hàng cần được hưởng những dịch vụ tốt nhất do các cơ quan HCNN mang lại.

3.3.1.2. Biện pháp thực hiện

Để nâng cao nhận thức của cán bộ, cơng chức về kỹ năng giao tiếp cần tổ chức thường xuyên các buổi tuyên truyền, báo cáo chuyên đề… về vai trị, mục đích, tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng giao tiếp. Đồng thời chỉ cho CB, CC thấy những lợi ích của việc vận dụng hiệu quả kỹ năng giao tiếp hành chính trong quá trình thi hành cơng vụ.

Cần quán triệt rõ ràng tư tưởng: Nền hành chính nước ta đang chuyển mạnh mẽ từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”. Các cơ quan HCNN là nơi cung cấp dịch vụ hành chính cịn người dân là những “khách hàng” và Hành chính cơng trở thành những “dịch vụ” được tiêu chuẩn hĩa. Đi cùng với các dịch vụ là thái độ phục vụ nhân dân của CB, CC – những người thường xuyên tiếp xúc trực

tiếp với nhân dân. Để giao tiếp tốt với những khách hàng của mình CB, CC cần cĩ kỹ năng giao tiếp tốt.

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức giảng về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng nhà nước và cơng tác CB thơng qua những tư liệu về Bác, cũng như các tác phẩm của của Người về nội dung này.

Cùng với việc tuyên truyền, thuyết phục CB, CC tự nâng cao kỹ năng giao tiếp, cần quán triệt sâu sắc đến từng CB, CC những vấn đề đã được quy chuẩn trong các văn bản Quy phạm pháp luật như: Quy chế văn hĩa cơng sở tại các cơ quan HCNN

ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính Phủ; Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-BNV, ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ…

Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương đã quy định rất cụ thể chuẩn mực xử sự của cán bộ, cơng chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, cơng vụ cũng như trong quan hệ xã hội, quy định rõ những việc phải làm, khơng được làm trong khi tham gia các quan hệ nêu trên. Đây cũng là căn cứ để xử lý trách nhiệm khi cán bộ, cơng chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CB, CC, viên chức.

Quy chế văn hố cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Một trong những mục đích của Quy chế này là xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CB, CC, viên chức trong hoạt động cơng vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CB, CC, viên chức cĩ phẩm chất đạo đức tốt, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây cũng là một thước đo cho mọi CB, CC, viên chức, đặc biệt đối với những CB, CC thường xuyên giao tiếp với nhân dân.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Lê Đình Dũng Thường xuyên thực hiện tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Qua đĩ, cĩ cái nhìn khách quan về thực trạng kỹ năng giao tiếp, ứng xử của CB, CC khi giải quyết cơng việc cho nhân dân, tổ chức. Cần mạnh dạn nêu lên những hạn chế, khuyết điểm, phản ánh của nhân dân về những hạn chế, khuyết điểm của CB, CC trong giao tiếp, ứng xử với người dân. Chỉ ra những hậu quả do lối ứng xử lệch chuẩn của CB, CC cản trở cơng cuộc CCHC nĩi chung, tổn hại đến uy tín của CB, CC và cơ quan cơng quyền. Đặc biệt, là những tác động tiêu cực đến mối quan hệ Nhà nước – nhân dân, cũng như lịng tin của người dân đối với CB, CC nĩi riêng, với cơ quan HCNN nĩi chung.

Khi điều kiện kinh tế cho phép, nên đặt các camera ghi lại hình ảnh giao tiếp giữa CB, CC với nhân dân tại bộ phận một cửa và Văn phịng tiếp dân… Điều này vừa cĩ tác dụng răn đe CB, CC vừa cĩ thể thu lại những tình huống giao tiếp cần rút kinh nghiệm cho CB, CC và để làm tư liệu cho các lớp huấn luyện kỹ năng giao tiếp.

Tổ chức cơ chế lấy ý kiến, phản ánh của nhân dân về thái độ giao tiếp, ứng xử, cũng như thái độ phục vụ của CB, CC. Đây là kênh thơng tin quan trọng và khách quan nhất để đánh giá một CB, CC. Tuy nhiên, ở các cơ quan HCNN hiện nay rất ít quan tâm đến vấn đề này, chúng ta vẫn chưa mạnh dạn tiếp nhận phản hồi ý kiến của nhân dân như một cơ sở để cải thiện chất lượng phục vụ như các doanh nghiệp tư nhân thường làm. Đặc biệt, ở một số cơ quan HCNN đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 thì cơng tác này là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, một số cơ quan vẫn cịn thực hiện theo hình thức đối phĩ để được cơng nhận, thậm chí một số biểu lấy ý kiến nhân dân được chính CB, CC của đơn vị hồn thành. Vì vậy, để thực hiện điều này phải xuất phát từ ý thức chủ quan, từ sự nghiêm túc của CB, CC và đặc biệt là sự kiên quyết của lãnh đạo cơ quan.

Thiết nghĩ, để cải thiện hiệu quả nhận thức của CB, CC về các nội dung đề cập trên thì những giải pháp vừa nêu cần được thực hiện một cách thường xuyên, tích cực. Nhất là khi CB, CC chưa cĩ sự tự giác thì nhất thiết phải đề ra những tiêu chuẩn và quy định bắt buộc nhằm thực hiện triệt để vì mục tiêu cải thiện chất lượng phục vụ

nhân dân trong bối cảnh cơng cuộc CCHC đang diễn ra mạnh mẽ và thu đực những kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)