3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
3.3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo, bố trí hợp lý cán bộ trong quản lý nguồn vốn ODA
vốn ODA
Để hội nhập với thế giới, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực trình độ của cán bộ trong quản lý dự án, việc này có thể được tiến hành theo các hướng sau:
Trong thời gian tới Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ của các cán bộ làm việc trong các ban quản lí dự án, việc này có thể được tiến hành theo các hướng sau:
Thứ nhất chuyên môn hóa các ban quản lý dự án, giảm tình trạnh cán bộ kiêm nghiệm. Tất cả cán bộ này phải là những người có kiến thức đầy đủ về nguồn vốn ODA như: các loại hình viện trợ có thể vận động, chính sách và lợi ích của nhà tài trợ, kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học. Ví dụ như đối với những dự án ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấn bộ quản lý dự án cần có sự hiểu biết về các lĩnh vực được nhà tài trợ cung cấp vốn trong ngành này cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng.
Hai là, đưa ra các biện pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án chương trình, dự án ODA cho NN&PTNT:
- Thành lập các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn mang tính dài hạn và chuyên nghiệp. Với vai trò đầu mối, các trung tâm này sẽ liên kết các cơ sở đào tạo hiện có thành một mạng lưới đào tạo hiệu quả trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng cơ sở đào tạo. Đồng thời là đầu mối liên hệ với Bộ NN&PTNT,với các ban ngành có liên quan và các ban quản lý dự án ODA để có được những thông tin thực tiễn, chính xác về quản lý dự án. Với vai trò điều phối thì trung tâm sẽ là địa chỉ tiếp nhận và nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các ban quản lý dự án ODA từ đó kết hợp với cơ sở đào tạo mở các khóa đào tạo thích hợp.
- Cố gắng soạn thảo một hệ thống tài liệu, giáo trình thống nhất về quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam trên cơ sỏ tổng hợp kiến thức trong và ngoài nước phù hợp với thực tế Việt Nam và mang tính chuyên nghiệp cao.
- Nên có một văn bản quy định rõ mức kinh phí dành cho đào tạo cho ban quản lý dự án, có thể từ 5% đến 20% vốn đối ứng.
- Các Ban quản lý dự án ODA cần chú trọng hơn tới công tác tổ chức nhân sự, nên tuyển chọn những người đã tốt nghiệp đại học về kinh tế đầu tư, quản lý dự án,và những người đã có kinh nghiệm trong thực hiện dự án ODA. Làm như vậy thì hiệu quả của công tác đào tạo và hoạt động của Ban quản lý dự án sẽ được nâng lên.
- Ngoài ra, cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bằng cách cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài, mời các chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề. Khuyến
khích hình thức đào tạo tự túc, đào tạo ngắn hạn, dài hạn tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể có nguyện vọng và có khả năng đi học.