3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
2.3.1 Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực
Trong những năm vừa qua ODA được phân bổ theo các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên sử dụng củ Chính Phủ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Bảng 15: ODA giải ngân cho NN&PTNT được phân bổ theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2009
Lĩnh vực ODA giải ngân
(triệu USD)
Tỷ trọng vốn ODA giải ngân (%)
Hạ tầng nông thôn 580.563 38.06
Nông lâm ngư nghiệp 323.077 21.18
Y tế nông thôn 210.50 13.8
Tín dụng nông thôn 169.623 11.12
Giáo dục nông thôn 158.945 10.42
Đa ngành 67.879 4.45
Hỗ trợ chính sách và thể chế 1579.628 0.97 • Hạ tầng nông thôn
ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, với số vốn giải ngân 580.563triệu USD, chiếm 38.06% tổng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.Lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm giao thông nông thôn, năng lượng nông thôn, hệ thống cung cấp nước sạch…Trong đó số vốn dành cho giao thông nông thôn là lớn nhất, tiếp đến là lĩnh vực năng lượng và nguồn vốn này chủ yếu là vốn vay.Số vốn dành cho lĩnh vực cung cấp nước sạch có số vốn nhỏ hơn và chủ yếu là vốn khôgn hoàn lại.Số vốn này tập trung vào việc cung cấp nước sạch cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cũng như việc xây dựng hệ thống thủy lợi cho vùng đồng bằng.
Trong những năm gần đây, phần lớn ODA nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng cơ sở nông thôn nhất là giao thông nông thôn cho khu vực miền núi hoặc các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi mà tình trạng đói nghèo còn ở mức cao. Nhưng cho tới gần đây, sự hỗ trợ của các tổ chức song phương đối với sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là tương đối lớn nhưng tại các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tuy vậy, so với số vốn dành cho giao thông nói chung thì số vốn ODA dành cho nông thôn chiếm tỷ lệ không cao. Vì nững dự án giao thông chung lớn lại tập trung ở những vùng có kinh tế phát triển và nếu giao thông ở vùng này không đáp ứng được
nhu cầu thì gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, sẽ dẫn tới khó thu hút các nhà đầu tư khi đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Các dự án giao thông nói chung thường là xây dựng cầu, đường cần số vốn lớn.
Bảng 16: Một số dự án ODA cho lĩnh vực cấp nước và cơ sở hạ tầng nông thôn TT Tên dự án Địa điểm Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu
USD)
1 Chương trình cấp nước nông thôn
Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Nghệ An
2000-2002 Thụy Điển 92 2 Nghiên cứu nước
ngầm đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông cửu Long
1996-2000 Hà Lan 5.09 3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long 2001-2005 Australia 14 4 Cấp nước và vệ sinh nông thôn
Hà Tĩnh 2000-2005 Đan Mạch 4.1
5 Nước sạch và môi trường nông thôn
Quảng Bình 2000 UNICEF 13.3
6 Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền trung
Miền Trung 2007-2012 ADB Pháp
38
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Trong lĩnh vực điện năng, giá điện ở nông thôn tuwong đối cao so với mặt bằng chung mức sống của nông dân nên việc tiêu thụ điện năng ở nông thôn chỉ chiếm 15-20% điện năng tiêu thụ cả nước. Hơn nữa thiết bị cung câp điện lại quá lạc hậu. Do đó, việc xuất hiện các dự án cung cấp điện phục vụ đời sống nhân dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào sự phát triển nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Một số dự án cho ODA cho lĩnh vực điện năng như: phát triển lưới điện nông thôn Quảng Nam (2001-2004) do OPEC tài trợ với số vốn 10 triệu USD: năng lượng nông thôn (2000-2004) do ADB tài trợ với 150 triệu USD: cải tạo phân phối điện Miền Trung (1998-2005) do Thụy Điển tài trợ với 13.09 triệu USD.
Nước ta là một nước mà phần lơn dân số là làm nông nghiệp, lại có tiềm năng thủy hải sản rất lớn cũng như tài nguyên rừng phong phú. Do đó, số vốn viện trợ của các tổ chức tài trợ được giải ngân cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là khá lớn. Xét về tổng giá trị các dự án ODA, ngành này được ưu tiên thứ hai sau hạ tầng nông thôn nhưng lại là ngành có số dự án nhiều nhất 135 dự án với 323.077 triệu USD giải ngân. Trong phạm vi ngành này, nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ 61% các dự án ODA đang được thực hiện, so với 28% dành cho lâm nghiệp và 11% dành cho thủy sản.
Biểu đồ 4: Phân tích theo ngành về các dự án ODA trong ngành Nông nghiệp 1993-2008
Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế-Bộ NN&PTNT
Ngành nông nghiệp có số vốn ODA giải ngân lớn nhất 184.71 triệu USD. Vốn ODA dành cho nông nghiệp chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ phát triển giống cây trồng. Các dự án ODA này đã giúp cho người dân có được giống cây trồng vật nuôi tốt, cho năng suất cao góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và giúp cải thiện đời sống của người dân. Chỉ từ năm 1993 đến nay đã có 18 dự án hỗ trợ việc phát triển cây con giống với tổng số vốn 187 triệu USD, trong đó có 192.74 triệu USD vốn vay và 57.26 triệu USD vốn không hoàn lại. Cùng với sự hỗ trợ về phát triển cây con giống, các nhà tài trợ cũng quan tâm tới vấn đề kĩ thuật lai tạo giống mới và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Bảng 17: Một số dự án ODA (đã thực hiện) hỗ trợ về cây con giống và phòng ngừa dịch bệnh giai đoạn 2000-2009
TT Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Số vốn ODA
(triệu USD)
1 Cải tạo giống khoai tây Đức 2000-2003 1.96 2 Cơ sở huấn luyện chăn
nuôi ở Bình Thắng Hà Lan 2000-2003 5.5
3 Thay thế cây thuốc phiện ở Kỳ Sơn, Nghệ An giai đoạn II
UNDP 2001-2003 2
4 Hỗ trợ quản lý sâu hại
tổng hợp Đan Mạch 2000-2009 1.7
5 Phòng trừ tổng hợp đối
với bọ hại dừa FAO 2005-2009 0.35
6 Quản lý ruồi đục quả
TCP/VIE /8823 FAO 2003-2009 0.25
Nguồn : isgmard.org.vn
Ngành lâm nghiệp có số vốn giải ngân lớn thứ hai 18.38 triệu USD. Số vốn ODA dành cho lâm nghiệp chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cộng đồng, phục hồi rừng bị tàn phá, trồng rừng phòng hộ và cung cấp trang thiết bị để thực hiện công tác này, đào tạo cán bộ lâm nghiệp…
Ngành thủy sản đứng thứ ba với tổng số vốn giải ngân 7.22 triệu USD. Số vốn ODA dành cho thủy sản chủ yếu tập trugn vào việc hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản (như hỗ trợ về con giống, hỗ trợ về kĩ thuật nuôi trồng…), hỗ trợ việc xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng cá… Các nhà tài trợ lớn cho lĩnh vực này là ADB, Đan Mạch. Hiện nay, thủy sản là ngành mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới cơ cấu ODA dành cho ngành này sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần.
• Y tế nông thôn
Trong tổng số các dự án ODA hiện đang triển khai trong lĩnh vực nông thôn, có 13.8% được phân bổ cho y tế nông thôn. Từ sau năm 1995, viện trợ không hoàn lại cho ngành y tế nông thôn có xy hướng giảm đi ; vay ưu đãi tăng lên, mức lãi suất cũng tăng dần khi Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất, thời gian trả nợ cũng ngắn hơn. Thông thường, các dự án ODA thực hiện qua 5 hình thức hoạt động : cung cấp trang thiết bị, thuốc,.. ; cung cấp chuyên gia kĩ thuật, hỗ trợ
quản lý, điều hành dự án, đào tạo cán bộ ở nước ngoài, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động trong nước như hội họp ; in ấn tài liệu ; chi cho điều hành theo dõi ; giám sát ; đánh giá. Tỷ trọng đầu tư cho mua sắm hàng hóa trong các dự án ODA thường là rất cao, chiếm tới 60-70% tổng số vốn ; 30-40% còn lại được sử dụng cho đào tạo cán bộ tại nước nghèo, chi cho chuyên gia và hôc trợ chi têu trong nước. Tùy thuộc vào từng nhà tài trợ mà tỷ lệ giữa phần cứng và phần mềm có sự khác nhau, nhưng thường tỷ lệ phần cứng cao hơn. Một số dự án được cung cấp hầu hết bằng hàng hóa như các dự án của Chính Phủ Nhật Bản và Chính Phủ Pháp, nhưng cũng có những dự án có tỷ lệ cung cấp phần mềm xấp xỉ 50% như các dựu án viện trợ của Australia. Khoảng 2/3 dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp đến là sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (12.8%) tiêm phòng và phòng chống bệnh (2.1%), bệnh viện và phòng khám (0.43%). Các tổ chức tài trợ lớn trong lĩnh vực y tế bao gồm : ADB, WB, EU…Mới đây, ADB đã tài trợ 4.2 tỷ đồng từ nguồn y tế nông thôn cho trung tâm y tế thị xã Ninh Bình, xây dựung 36 phòng trong đó có một khu khám chữa bệnh 3 tầng, 16 phòng kế hoạch gia đình, 19 phòng y tế dự phòng. Với thực trạng y tế nông thôn ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh và sức khỏe ít được chú trọng, phương tiện y tế còn thiếu, trình đọ y tế còn yếu, số bác sĩ ở nông thôn còn thấp và ít có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Các dự án ODA từ các nhà tài trợ đa mang lại cơ hội cho người dân cơ hội đượcnkhám chữa bệnh và cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng y tê cũng như trình độ y, bác sĩ ở nông thôn.
• Tín dụng nông thôn
Bất kì một quốc gia nào cũng đều cần có những nguồn vốn nhất định để phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Khi Chính Phủ quyết định mở cửa nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng của nhân dân ngày càng tăng, trong khi việc cung cấp nguồn tín dụn cho nông thôn còn hạn chế do việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rủi ro cao. Vấn đề này đã phần nào được giải quyết nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế với 48 dự án phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, chiếm 3.8% tổng số viện trợ không hoàn lại và 9.3% vốn vay trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nhà tài trợ chủ yếu trong lĩnh vực này là ADB, WB, AFD,IMF...
Bảng 18 : Các dự án vốn vay ODA lớn nhất trong lĩnh vực tín dụng nông thôn giai đoạn 2000 - 2009
Nhà tài trợ Mục đích tài trợ
WB 122 triệu USD năm 200- 2004
Tín dụng nông thôn : Tăng các nguồn có sẵn trung, ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực nông thôn ; huy động tiền gửi trong số hộ nghèo ; tăng sự cạnh tranh trong việc cung cấp của các tổ chức tài chính nông thôn.
ADB 46.37 triệu USD 2000-2005
Tài chính nông thôn :Tăng thu nhập của nông dân nghèo và phát triển lao động sản xuất bằng cách tăng cường cung cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn.
Pháp 45.3 triệu USD 2000 - 2006
Tái cung cấp tài chính của chương trình tín dụng ngân hàng nông thôn : cung cấp vốn cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để cho phép ngân hàng này tạo nguồn vốn tín dụng nông thôn và dài hạ
WB 30.67 triệu USD 2008
Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6 WB 568.09 triệu
USD 2009
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo 8 và hỗ trợ khẩn cấp nhằm kích cầu kinh tế
• Giáo dục nông thôn
Lĩnh vực này thu hút được khoảng 12 dự án với tổng số vốn giải ngân 158.9 triệu USD, chiếm 10.42% tổng số vốn cam kết ban đầu. Các dự án ODA cho giáo dục nông thôn tập trung hỗ trợ những cải thiện trong giáo dục tiểu học ; một số dự án hướng vào vùng sâu, vùng xa và trẻ em dân tộc thiểu số như dự án phát triển giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số của ADB trị giá 1.5 triệu USD giúp xây dựng 103 phòng tập thể cho 824 học sinh ở những vùng khó khăn nhất. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục nông thôn chủ yếu là không hoàn lại, trong đó số tiền chi cho giáo dục tiểu học lên tới 8.2 triệu USD. Các chương trình dành cho trung học cơ sở đạt 34.5 triệu USD với các nhà trợ lớn như ADB, Bỉ, Newzealand. Trong lĩnh vực dạy nghề Đức cũng cung cấp một khoản viện trợ lớn ví dụ như dự án : Hợp tác tào chính về đầu tư với một số trường dạy nghề- 4 triệu USD. Tuy nhiên hỗ trợ cũng như sự quan tâm của các nhà tài trợ dành cho giáo dục không phải là nhỏ nhưng trong đó có rất nhiều chương trình giáo dục không được giải ngân do trình độ quản lý yếu kém, nhiều dự án khi đi vào hoạt động đã khoogn đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu.