Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trongNN & PTNT thời kì 2010-

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung (Trang 52 - 54)

3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,

3.1.2.1.Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trongNN & PTNT thời kì 2010-

sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian sắp tới việc thu hút và sử dụng ODA cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu đã nêu trong thời kỳ 2006-2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010.

- Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu.

- Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công –tư kết hợp trong đầu tư phát triển.

- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ vốn vay cho các nhà tài trợ.

3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN & PTNT thời kì 2010-2015

3.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN & PTNT thời kì 2010-2015 2010-2015

Trong thời kì 2010-2015, phải đề ra được mục tiêu phát triển nông nghiệp nhằm tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để đạt được mục tiêu trên, nông nghiệp phải phát triển với tốc độ cao góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; cần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện đời sống ở nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn.

Để đạt được mục tiêu đã nêu ở trên cần huy động vốn và phối hợp nhiều nguồn lực thích hợp (nguồn vốn ngân sách, vốn của dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn ODA). Đối với vốn ODA cần ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực chủ yếu sau để phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo:

- Đầu tiên tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là các công trình quy mô lớn vừa có tác dụng đảm bảo tưới tiêu chủ động, vừa phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tiến hành trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Tiếp tục phát triển hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, lưới điện sinh hoạt, hệ thống nước sạch, trường học, trạm y tế xã, bệnh viện huyện.

- Tiến hành xây dựng một số cơ sở hạ tầng về giống cây trồng, vật nuôi. - Cần phải hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn ( tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020…)

- Tiếp theo là hỗ trợ phát triển các làng nghề vừa giúp duy trì nghề truyền thống vừa tăng thêm thu nhập cho nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung (Trang 52 - 54)