Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 74 - 78)

- Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch, ch−ơng trình kiểm toán đã đ−ợc phê duyệt

2.2.4-Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có sự t−ơng đồng về mặt thể chế chính trị và đ−ờng lối xây dựng CNXH cũng nh− trong quá trình cải cách nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kimh tế thị tr−ờng, do đó những thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống tham nhũng có ý nghĩa và có giá trị tham khảo tốt đối với Việt Nam. Từ kinh nghiệm kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc có thể rút ra những bài học cho Việt Nam nh− sau:

- Tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà n−ớc Việt Nam đang trở thành một nguy cơ của đất n−ớc trong quá trình đổi mới và đ−ợc xã hội quan tâm, cần phải đ−ợc ngăn chặn bằng những hình thức và biện pháp kiên quyết, thích hợp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà n−ớc trong quá trình chuyển đổi sang

nền kinh tế thị tr−ờng, nhằm lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà n−ớc.

- Việc đấu tranh chống tham nhũng, bệnh lãng phí, thất thoát... ngoài những chủ tr−ơng, nghị quyết đúng đắn của Đảng, Chính phủ cần phải có công cụ và biện pháp tổ chức thực hiện rất cụ thể. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo ở các cấp các ngành, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp nhà n−ớc là hết sức bức xúc. Để chống tham nhũng, vấn đề đặt ra nếu cán bộ lãnh đạo biết khi kết thúc nhiệm kỳ công tác hoặc đang trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo sẽ đ−ợc xem xét kiểm toán trách nhiệm kinh tế thì ý thức trách nhiệm trong công việc của họ sẽ cao hơn, họ sẽ phải có những suy nghĩ thấu đáo hơn tr−ớc khi ra các quyết định nh− vậy công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là giải pháp tốt nhất ngăn chặn các tệ nạn tham nhũng, lãng phí tiềm năng có thể xảy ra đối với quá trình hoạt động của cán bộ lãnh đạo. Bên cạnh đó với cơ chế kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo đ−ợc duy trì th−ờng xuyên sẽ giúp cho Đảng , Nhà n−ớc kiểm soát , đánh giá đúng năng lực, trình độ , khả năng điều hành quản lý và đạo đức của các cán bộ lãnh đạo để từ đó giúp cho Đảng, Nhà n−ớc có đ−ợc sự sàng lọc, bố trí, bổ nhiệm đúng ng−ời vào đúng việc, đúng c−ơng vị công tác mà cán bộ có thể đảm nhận. Điều quan trọng hơn khi thực hiện cơ chế kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực quản lý của Nhà n−ớc, của các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nhà n−ớc, bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà n−ớc phát huy đ−ợc thế mạnh của mình, tạo đ−ợc tính cạnh tranh cao, chủ đạo của nền kinh tế.

- Để có thể thực hiện đ−ợc kiểm toán trách nhiệm kinh tế, cần phải có cơ chế và cách thức thực hiện. Tr−ớc hết cần có cơ sở pháp lý vững chắc; có cơ chế hội nghị liên tịch và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan kiểm tra, quản lý cán bộ của Đảng, Nhà n−ớc (Ban Tổ chức trung −ơng; Ban Kiểm tra trung −ơng; Bộ Nội vụ) với các cơ quan thanh tra, kiểm toán (Thanh tra Chính

toán Nhà n−ớc là ng−ời đ−ợc uỷ thác nhiệm vụ và trực tiếp thực hiện kiểm toán để báo cáo kết quả. Theo thống kê ch−a đầy đủ, tính đến tháng 6/2000, toàn trung Quốc đã có 16 tỉnh, 153 thành phố, 749 huyện đã xây dựng chế độ hội nghị liên tịch (5 bên) công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế, định kỳ triệu tập hội nghị, nghiên cứu đ−a ra kế hoạch kiểm toán, thông báo tình hình vận dụng kết quả kiểm toán.

- Phải kiên trì dựa vào sự lãnh đạo của Đảng uỷ và chính quyền các cấp. Đối t−ợng của kiểm toán TNKT rất đặc biệt, công tác có độ khó cao, tách khỏi sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền thì rất khó triển khai. Đích thân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà n−ớc Trung Quốc rất coi trọng và đã chỉ đạo rất sâu sát công tác quan trọng này. Theo thống kế trong toàn Trung Quốc, đến tháng 6/2000 đã có 622 địa ph−ơng đã thành lập các tiểu ban lãnh đạo kiểm toán trách nhiệm kinh tế do lãnh đạo chủ chốt Đảng uỷ, UBND làm tr−ởng ban trong đó cấp tỉnh là 13, cấp thành phố là 115, cấp huyện là 498.

- Cần xây dựng và hoàn thiện chế độ quy định, quy trình, ph−ơng pháp và kỹ thuật kiểm toán. Công tác kiểm toán TNKT có tính chính sách mạnh, yêu cầu cao, rủi ro lớn, phải bằng cách xây dựng, kiện toàn chế độ quy định, tiêu chuẩn hoá công tác, mới có thể đảo bảo chất l−ợng công việc.

- Phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, bổ sung lực l−ợng, đảm bảo nguồn kinh phí cần thiết. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một nhiệm vụ mới, có tính đặc thù mà Đảng và Chính phủ giao cho cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc, có yêu cầu và độ khó khăn phức tạp, nhiệm vụ tổ chức nặng nề, đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức phù hợp, bổ sung một lực l−ợng nhất định đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho cơ quan kiểm toán thì mới có thể đáp ứng đ−ợc.

Chúng tôi cho rằng trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo từ kinh nghiệm của Trung Quốc nên đ−ợc nghiên cứu và vận dụng vào Việt Nam. Theo đó Đảng cần có chủ tr−ơng, hoặc nghị quyết cụ thể về vấn đề này. Giao cho cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc chủ trì phối hợp với Bộ nội vụ, các Bộ

ngành có liên quan, Hội đồng nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW để soạn thảo văn bản luật pháp và tổ chức thực hiện. Đối với Việt Nam tr−ớc mắt nên thực hiện ngay việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là những ng−ời đứng đầu các doanh nghiệp nhà n−ớc nh− chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp nhà n−ớc khác. Sau đó, tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện mở rộng kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với các cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành trong bộ máy quản lý của Đảng và Nhà n−ớc.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, cuộc chiến chống tham nhũng rất phức tạp, nếu Đảng, Nhà n−ớc không có quan điểm, thái độ kiên quyết, không giải quyết từ cơ chế kiểm tra, kiểm soát thì không thể ngăn chặn đ−ợc tình trạng tham nhũng, lãng phí trong hoạt động quản lý nhà n−ớc và trong hoạt động kinh tế của n−ớc ta hiện nay.

Ch−ơng 3

Xây dựng mô hình và các giải pháp kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo ở Việt nam

3.1- Sự cần thiết và ph−ơng châm kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo ở n−ớc ta

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 74 - 78)