Đối t−ợng và nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 44 - 46)

1.2.3.1- Đối t−ợng kiểm toán trách nhiệm kinh tế

Về nguyên tắc, các đối t−ợng kiểm toán trách nhiệm kinh tế bao gồm: - Cán bộ lãnh đạo các cơ quan đảng, chính quyền và đoàn thể của trung −ơng và các cấp địa ph−ơng (gọi chung là cán bộ lãnh đạo các cơ quan nhà n−ớc);

- Cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà n−ớc (bao gồm công ty nhà n−ớc; công ty cổ phần nhà n−ớc; công ty cổ phần nhà n−ớc giữ cổ phần chi phối; công ty TNHH nhà n−ớc 1 thành viên và nhiều thành viên); lãnh đạo các tổ chức kinh tế nhà n−ớc khác (gọi chung là lãnh đạo doanh nghiệp nhà n−ớc).

Tuỳ thuộc vào yêu cầu, điều kiện, năng lực của cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc, các n−ớc có thể thực hiện kiểm toán toàn bộ các đối t−ợng trên hoặc tiến hành kiểm toán thí điểm một số đối t−ợng cụ thể để nhân rộng khi có điều kiện.

1.2.3.2- Nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế

Nói chung, nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo bao gồm:

- Tình hình thu chi tài chính của đơn vị và tình hình thực hiện các dự án xây dựng có cán bộ lãnh đạo đ−ợc kiểm toán;

- Tính đúng đắn và hiệu quả của những quyết định kinh tế quan trọng của cán bộ lãnh đạo trong nhiệm kỳ công tác;

- Tính đúng đắn và hiệu quả của những hoạt động quan trọng của đơn vị có lãnh đạo đ−ợc kiểm toán;

- Tình hình chấp hành chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà n−ớc, của đơn vị và bản thân cán bộ lãnh đạo.

Tuỳ thuộc vào đối t−ợng kiểm toán là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hay doanh nghiệp nhà n−ớc mà nội dung kiểm toán cụ thể có thể có khác nhau:

+ Đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan: Nội dung kiểm toán gồm:

1. Tình hình thực hiện và quyết toán dự toán hoặc tình hình thực hiện và quyết toán kế hoạch thu chi tài chính;

2. Tình hình thu chi và quản lý vốn, tài sản ngoài dự toán; 3. Tình hình quản lý và sử dụng quỹ chuyên môn (nếu có);

4. Tình hình quản lý, sử dụng, bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản nhà n−ớc;

5. Chế độ và tình hình thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ trong thu chi ngân sách; quản lý tài chính, kế toán và chế độ quản lý khác;

6. Tình hình quyết toán các dự án đầu t− xây dựng lớn và hiệu quả kinh tế của dự án đầu t− ra bên ngoài;

7. Tình hình tuân thủ các quy định, pháp luật, chế độ kinh tế, tài chính và kế toán của nhà n−ớc;

8. Các nội dung kiểm toán khác.

Đối với cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp: Nội dung kiểm toán th−ờng

bao gồm:

1. Tính trung thực, hợp pháp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu; doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

2. Sự an toàn, đầy đủ, bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản nhà n−ớc ở doanh nghiệp;

3. Tình hình và kết quả đầu t− ra bên ngoài (góp vốn liên doanh, liên kết);

4. Tình hình phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ của doanh nghiệp theo quy định;

5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà n−ớc; 6. Tình hình xây dựng và thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động kinh tế nói trên;

7. Tình hình chấp hành các luật, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán... ở doanh nghiệp;

8. Các nội dung kiểm toán khác.

Tuỳ theo yêu cầu và tình hình cụ thể, trong một cuộc kiểm toán có thể tiến hành kiểm toán toàn diện các nội dung trên hoặc một số nội dung trên, cùng một số nội dung khác có liên quan đến trách nhiệm của ng−ời đứng đầu, tuỳ từng đối t−ợng cụ thể.

Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, trong những tr−ờng hợp cần thiết, hoàn toàn có thể kết hợp kiểm toán cả bản kê khai tài sản của cán bộ lãnh đạo theo quy định.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 44 - 46)