Khái niệm kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với CBLĐ

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 38 - 39)

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là hoạt động kiểm tra và đánh giá của cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc (KTNN) về trách

nhiệm kinh tế của CBLĐ trong thời gian nhiệm kỳ công tác thông qua việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp pháp và hiệu quả trong hoạt động tài chính và các hoạt động kinh tế liên quan khác của địa ph−ơng, đơn vị do họ

lãnh đạo.

CBLĐ các đơn vị phải chịu TNKT về những vấn đề sau đây: - Quyết định và ra các quyết định gây thiệt hại lớn về kinh tế;

- Hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc của nhà n−ớc về tài chính kinh tế; - Hành vi bật đèn xanh, sai khiến, ra lệnh, dung túng bao che nhân viên cấp d−ới vi phạm quy tắc của nhà n−ớc về kinh tế tài chính;

- Hành vi tắc trách không làm tròn bổn phận;

- Các hành vi khác vi phạm kỷ luật của nhà n−ớc về kinh tế tài chính. Qua khái niệm trên có thể rút ra một số đặc tr−ng của kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là

- Kiểm toán trách nhiệm kinh tế, nếu xét về mục tiêu kiểm toán là một dạng của kiểm toán tuân thủ có kết hợp với xem xét tính hiệu quả đối với các hoạt động kinh tế và thu chi tài chính của đơn vị, tổ chức gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành của cán bộ lãnh đạo. Tuy mục đích của kiểm toán trách nhiệm kinh tế không nhằm xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán nh−ng lại gắn chặt với các nội dung kiểm toán

báo cáo tài chính. Vì vậy, nếu xét về nội dung kiểm toán thì kiểm toán trách nhiệm kinh tế có thể coi là một dạng kiểm toán hỗn hợp, đ−ợc thực hiện trong cùng một cuộc kiểm toán các nội dung kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Phạm vi của kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo chủ yếu chỉ liên quan đến lĩnh vực thu chi tài chính và các hoạt động kinh tế của đơn vị có liên quan đến trách nhiệm quản lý của ng−ời cán bộ lãnh đạo. Trách nhiệm này đ−ợc xác định trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ có thẩm quyền, trong thời gian nhiệm kỳ mà ng−ời cán bộ đó giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị.

- Chủ thể của kiểm toán trách nhiệm kinh tế là cơ quan KTNN và kiểm toán viên (KTV) Nhà n−ớc. Do đây là loại hình đặc thù liên quan đến kiểm tra, đánh giá cán bộ của nhà n−ớc nên chủ thể kiểm toán chỉ có thể là KTNN, không thể uỷ thác cho kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ của đơn vị.

- Mục đích của kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là thông qua xem xét, kiểm tra để đánh giá, quy trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo. Do đó, loại hình kiểm toán này đ−ợc coi nh− một hình thức đặc biệt của đảng và nhà n−ớc để đánh giá cán bộ lãnh đạo. Đồng thời, do mục đích đánh giá cán bộ nên có sự khác biệt giữa chủ thể kiểm toán và ng−ời yêu cầu kiểm toán. Trong mọi tr−ờng hợp, chủ thể kiểm toán là KTNN nh−ng ng−ời yêu cầu, ng−ời “đặt hàng” là cơ quan có thẩm quyền trong quản lý và đánh giá cán bộ. Vì vậy, trong quy trình kiểm toán phải có sự tham gia của nhiều bên và phải có cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa KTNN và các cơ quan có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bô máy Nhà nước và các đơn vị kinh tế Nhà nước (Trang 38 - 39)