Đây là điều kiện có tính tiên quyết, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
kiểm toán trách nhiệm kinh tế:
- Sự phù hợp với các quy định luật pháp, chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà n−ớc: Thông th−ờng, địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của KTNN đều đã đ−ợc quy định trong Hiến pháp và Luật Kiểm toán nhà n−ớc.
- Quyết tâm chính trị và chủ tr−ơng của lãnh đạo Đảng và Nhà n−ớc: Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà n−ớc có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác cán bộ nh−ng đồng thời cũng là vấn đề có tính nhạy cảm và không phải cán bộ nào cũng nhận thức đ−ợc đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của nó. Chính vì vậy, quyết tâm chính trị và chủ tr−ơng của lãnh đạo Đảng, Nhà n−ớc phải đ−ợc cụ thể hoá bằng các quyết định, văn bản mang tính pháp lý cao, là cơ sở pháp lý trực tiếp để tổ chức kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với các đối t−ợng có liên quan. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, để tiến hành kiểm toán trách nhiệm kinh tế, Văn phòng Trung −ơng Đảng và Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 1999/20-VPTƯ ngày 25/5/1999
“Quy định tạm thời về kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo đảng uỷ và UBND từ cấp huyện trở xuống” và “Quy định tạm thời về kiểm toán trách nhiệm kinh tế giữa nhiệm kỳ đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhà n−ớc và doanh nghiệp cổ phần nhà n−ớc”.
Trong các văn bản này, cơ quan có thẩm quyền cần phải quy định cụ thể:
• Đối t−ợng kiểm toán cụ thể;
• Xác định cụ thể trách nhiệm kinh tế của cán bộ;
• Xác định các nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế; • Thời gian và thời điểm tiến hành kiểm toán;
• Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý cán bộ (Đảng, chính quyền) và cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc trong tổ chức thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả kiểm toán;
• Trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị và lãnh đạo đơn vị đ−ợc kiểm toán;
• Kinh phí để tổ chức thực hiện; v.v...