0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Các giải pháp để thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ TRONG NHIỆM KỲ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG BÔ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ NHÀ NƯỚC (Trang 89 -91 )

- Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch, ch−ơng trình kiểm toán đã đ−ợc phê duyệt

3.3- Các giải pháp để thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo

với cán bộ lãnh đạo

Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, trong những năm qua, kể từ khi thành lập đến nay đã là 10 năm thực hiện chức năng kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp và báo cáo tổng quyết toán NSNN; báo cáo quyết toán, báo cáo tài

thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng NSNN và tài sản công theo kế hoạch hàng năm đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ t−ớng Chính phủ giao hoặc cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền yêu cầu. Nh− vậy Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam với chức năng nhiệm vụ của mình trong những năm qua chủ yếu là kiểm toán báo cáo quyết toán, song trong báo cáo kiểm toán cũng đã đánh giá đến tính hiệu quả, tính kinh tế và việc tuân thủ pháp luật của các đối t−ợng kiểm toán. Do tuổi đời còn non trẻ, ch−a có kinh nghiệm trong các lĩnh vực kiểm toán khác, một phần do trình độ đội ngũ kiểm toán viên và quy định của pháp luật, phần quan trọng hơn là do cơ chế của chúng ta nên ch−a bao giờ đề cập đến việc xác định trách nhiệm kinh tế của thủ tr−ởng cơ quan một đơn vị nào đó đối với các quyết định của cá nhân, mặc dù có những " thủ tr−ởng" ra những quyết định gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, thậm trí về uy tín chính trị. Nh−ng hầu nh− đều coi đó là việc của tập thể cơ quan, ng−ời ký hoặc ra quyết định không hề bị một hình thức kỷ luật nào. Những năm gần đây đảng và nhà n−ớc ta đã có chủ tr−ơng xem xét đánh giá trách nhiệm cá nhân của các nhà lãnh đạo về lĩnh vực mình phụ trách hoặc có liên quan... Nhìn lại kết quả việc xem xét ch−a đ−ợc là bao, mặc dù đã đề cập việc xem xét các đồng chí có liên quan đến những vụ án lớn để kỷ luật, cách chức hoặc chịu một hình phạt nào đó theo quy định của pháp luật. Chính vì lẽ đó mà hiệu quả sử dụng đồng vốn của Nhà n−ớc hoặc của nhân dân bỏ ra giao phó trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo ch−a cao, thậm trí còn gây thất thoát lớn hoặc tạo nhiều kẻ hở để tham ô, tham nhũng. Trong những năm 2002- 2003 một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà n−ớc ta đã bị sa hoá biến chất dẫn đến bị tù tội, nguyên nhân sâu sa do cơ chế chính sách của ta ch−a đồng bộ, thiếu chặt chẽ, nhiều vấn đề, lĩnh vực còn bất cập cần đ−ợc nghiêm túc xem xét, đánh giá lại nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm kinh tế của các nhà lãnh đạo đối với mọi hoạt động và lĩnh vực mình phụ trách.

Tại Hội nghị TW 6 khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 3 khoá 7, Nghị quyết TW 3 và 7 khoá 8 về công tác tổ chức cán bộ đã chỉ rõ " Kiên trì thực hiện việc cán bộ công chức kê khai tài sản theo quy định; định kỳ tiến hành kiểm tra và đánh giá trách nhiệm cá nhân, ng−ời đứng đầu cấp uỷ

và chính quyền các cấp, các ngành, các đơn vị; xử lý nghiêm cán bộ vi phạm kỷ luật của đảng và chính sách pháp luật của nhà n−ớc". Quán triệt sâu sắc nghị quyết của đảng chúng ta thấy rõ kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ đảng, nhà n−ớc và các tổ chức kinh tế nhà n−ớc là một biện pháp quan trọng để kiểm tra và đánh giá trách nhiệm cá nhân ng−ời đứng đầu cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành, các đơn vị; đồng thời là một biện pháp để làm tốt công tác cán bộ và bảo vệ cán bộ. Để thực hiện đ−ợc điều đó tr−ớc mắt KTNN cần phải nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các n−ớc trên thế giới và khu vực, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng đ−ợc mô hình nh− đã nói ở trên và xác định, thực hiện các giải pháp đồng bộ để có thể triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo trên thực tế. Các giải pháp chính bao gồm:

- Xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho kiểm toán trách nhiệm kinh tế các nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ.

- Xác định chức trách, nhiệm vụ của KTNN và các cơ quan liên quan trong kiểm toán trách nhiệm kinh tế.

- Xây dựng quy trình và ph−ơng pháp kiểm toán trách nhiệm. - Tổ chức công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ TRONG NHIỆM KỲ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG BÔ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ NHÀ NƯỚC (Trang 89 -91 )

×