- Tính sư phạm
3. Thường xuyên nâng cao năng lực biên tập
Người biên tập có trình độ lý luận chính trị khoa học cao, tư tưởng chính trị đúng đắn, nắm vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng thì sự thẩm định các ý tưởng và các đề xuất ý kiến trong giáo trình lý luận chính trị sẽ được bảo đảm. Khi có được những yêu cầu đó, người biên tập sẽ vững tin trong việc đánh giá, thẩm định từng tư tưởng của nhà lý luận, nhà khoa học và chủ động trong việc trao đổi ý kiến với tác giả công trình lý luận chính trị, dễ dàng thuyết phục được nhà khoa học, gợi mở những ý tưởng mới và góp ý cho tác giả chỉnh sửa ý tưởng, quan điểm cho phù hợp.
Như vậy, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cần được nâng cao việc vận dụng tri thức, hiểu biết vào trong khả năng phân tích, đánh giá và lập luận, diễn giải để thuyết phục nhà khoa học, nhà lý luận. Làm thế
nào để sản phẩm xuất bản được ra đời vừa đạt chất lượng cao, bảo đảm yêu cầu chính trị, vừa thoả mãn tác giả, nhận được sựđánh giá cao của độc giả. Chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng của người biên tập giáo trình lý luận chính trị là nâng cao chất lượng công trình trong quá trình biên tập, không chỉ phát hiện ra cái sai, cái không hợp lý, góp ý bổ sung chỉnh sửa ý tứ, kết cấu công trình, mà còn có vai trò như là người bổ khuyết tri thức cho tác giả. Mỗi cán bộ biên tập, ngoài cái phông văn hoá chung, còn phải
được trang bị tri thức về một lĩnh vực tri thức chuyên sâu theo nghề nghiệp, theo sở thích hay theo sự quan tâm cá nhân, theo năng lực và sở trường. Với ưu thế đó, người biên tập sẽ bổ sung những khiếm khuyết khó tránh khỏi của nhà lý luận, nhà khoa học bằng thế mạnh riêng của nghề nghiệp.
Điều này cũng nói lên, cán bộ biên tập phải được đào tạo rộng và đặc biệt là chuyên sâu - mỗi người biên tập một chuyên ngành. Nâng cao năng lực biên tập trước hết là nâng cao tri thức chuyên ngành, đi sâu nắm vững chuyên ngành, làm thế nào để mình trở thành một chuyên gia .
khăn trong công tác biên tập và do trình độ biên tập, người biên tập không phát hiện được những hạn chế, những sai sót trong các giáo trình lý luận chính trị. Điều này có thể do những nguyên nhân:
- Do trình độ khoa học, lý luận chính trị của người biên tập còn thấp. Trong trường hợp này, người biên tập thường chỉ chú tâm sửa chữa câu, trau chuốt hành văn, không thấy được những cái vô lý, những sai lầm về
kiến thức, trong nội dung tư tưởng.
- Do tác giả công trình là người có uy tín chính trị, xã hội, khoa học, người biên tập thường bị ngợp, có những vấn đề nghi vấn, nhưng không dám sửa chữa, không dám đặt vấn đề với tác giả.
- Do tính chất công trình lý luận chính trị phức tạp, đụng chạm nhiều vấn đề, nhiều quan hệ xã hội - chính trị. Lúc này người biên tập thường thuận theo tác giả, không đủ năng lực phân tích, đánh giá, không có nhạy cảm chính trị, khoa học.
- Do người biên tập thiếu trách nhiệm, làm cho xong nhiệm vụ.
Khắc phục hạn chế này chỉ có thể bằng con đường nâng cao trình độ
chuyên môn, phát huy tinh thần tìm tòi, rèn luyện năng lực phản biện vấn
đề, tự tin trong khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm.
Một yếu tố khác để nâng cao chất lượng biên tập giáo trình lý luận chính trị là nghệ thuật biên tập.
Biên tập giáo trình lý luận chính trị là chỉnh sửa, hoàn thiện công trình. Điều chỉnh, hoàn thiện công trình không có nghĩa chỉ là chỉnh sửa nội dung mà nó luôn gắn liền với hình thức công trình. Hình thức vừa làm đẹp nội dung vừa hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung. Nội dung quyết
định hình thức và hình thức nào thì nội dung ấy. Nâng cao năng lực biên tập là nâng cao khả năng xử lý mối quan hệ giữa hình thức và nội dung công trình. Đã là giáo trình lý luận chính trị thì đi liền với nó là văn phong
chính luận, văn phong khoa học, nó cần sự chính xác, diễn đạt chặt chẽ, ý tứ phải rõ ràng, không lập lờ nước đôi.
Giáo trình lý luận chính trị cần một sự hợp lý, sự hoàn thiện từ tên sách cho đến các chương tiết, từ cách trình bày bìa tới sự thể hiện nội dung bên trong... Ở đây đòi hỏi ở người biên tập sự nhạy cảm với từ ngữ, mẫn cảm với văn chương, có kỹ thuật cú pháp, hành văn tinh xảo, ngôn từ tinh tế, có khả năng chữa câu, tỉa gọt ý tứ, chọn từ chính xác. Nói chung ở đây cần đến kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo.
Một nguyên tắc trong biên tập là người biên tập có thể chữa câu, tỉa gọt đoạn văn, mài sắc ý, thên bớt từ ngữ làm cho tư tưởng sáng tỏ thêm nhưng phải tôn trọng ý đồ và tư tưởng tác giả. Nếu có sửa chữa thì phải tuân theo nguyên tắc trung thành với ý tứ và tư tưởng của tác giả nhằm mục tiêu làm cho ý tứ sáng hơn, sâu sắc hơn. Ở đây thể hiện kỹ năng thuyết
phục tác giả
để tác giả sửa theo ý mình, mặt khác nếu bác bỏ phải được sựđồng tình của tác giả.
Trung thành với văn phong cũng là một nguyên tắc trong biên tập. Cũng là giáo trình lý luận chính trị, nhưng mỗi nhà lý luận, nhà khoa học có cách hành văn, có bút phát riêng. Văn phong, bút pháp không chỉ thể
hiện hình thức công trình mà còn thể hiện nội dung, làm tăng độ sâu sắc và nét riêng của công trình. Sửa chữa câu cú nhưng không được làm nhạt nhoà văn phong của tác giả. Những tiếp đầu ngữ, những vế nhấn, những từ bóng gió, khơi gợi đều có ý tứ của nhà nghiên cứu, nhà lý luận. Vì vậy, làm tổn hại phong cách không chỉ tổn hại hình thức, mà còn làm tổn hại đến nội dung, chất lượng công trình. Điều này đòi hỏi sự tinh tế, điêu luyện trong nghề nghiệp, thể hiện trình độ chuyên môn, ở khả năng tu từ, khả năng sắp xếp từ ngữđiêu luyện.
đặc trưng từng lĩnh vực khoa học, từng lĩnh vực chính trị, hiểu được bút pháp thể hiện nội dung khoa học của nhà nghiên cứu, hiểu được tâm lý, sở
thích,
ý nhấn của người viết. Nếu không thì dù chỉ một dấu phẩy, dấu chấm, một dấu chấm than khác đi... cũng làm sai lệch sắc thái và làm sai lệch cả ý tưởng tác giả.
Giáo trình lý luận chính trị có đặc trưng là tính chính xác, lôgíc, lý giải thuyết phục. Hành văn phải thể hiện rõ là tư tưởng của người viết hay mượn ý người khác. Do vậy trích dẫn phải chính xác và đúng chỗ, đúng quy cách - theo quy tắc biên tập. Ở đây đòi hỏi một tinh thần tỉ mỉ, cần cù, nghiêm túc về mặt văn bản học, về xuất xứ của tư liệu. Nếu thiếu trình độ
văn bản học, tư liệu học thì người biên tập không phát hiện được điều vô lý, sai sót so với nguyên bản.
Như vậy, ngoài các năng lực chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, nói chung là nghệ thuật biên tập, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị có thể
nâng cao được chất lượng công trình lý luận chính trị khi thực sự là người có trách nhiệm cùng với tay nghề cao. Có được những điều đó, người biên tập không thể thiếu được lòng yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp.