Một số yêu cầu về trình độ nhận thức lý luận của cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 120 - 125)

- Tính sư phạm

2. Một số yêu cầu về trình độ nhận thức lý luận của cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị

tập giáo trình lý luận chính trị

Biên tập giáo trình lý luận chính trị là cùng với nhà lý luận, nhà khoa học nâng cao chất lượng công trình - giáo trình lý luận chính trị.

Những ý tưởng lý luận chính trị, khoa học được nhà lý luận chính trị đề xuất, luận giải và giải quyết. Công tác biên tập phải tuân theo tư tưởng, ý tưởng, nội dung khoa học, lý luận chính trị của tác giả. Với trình độ lý luận chính trị của mình, người biên tập thực hiện việc sử dụng trình độ của mình để góp phần làm cho ý tưởng nhà lý luận trở nên chính xác hơn, sâu sắc và sáng rõ thêm. Như vậy, biên tập giáo trình lý luận chính trị là “góp phần sáng tạo” với nhà lý luận chính trị, nhà khoa học.

Công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị đòi hỏi một đội ngũ cán bộ biên tập đáp ứng các yêu cầu của lý luận chính trị, đồng thời đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Mỗi giáo trình lý luận chính trị thường đi sâu lý giải, khám phá một vấn đề, một khía cạnh của hiện thực chính trị. Người biên tập giáo trình lý luận chính trị cần hiểu sâu chuyên ngành, khía cạnh lý luận chính trị đó, đồng thời phải đứng vững trên lập trường tư tưởng của Đảng.

Trước hết, cán bộ biên tập phải nhận thức đúng vai trò và chức năng của mình trong công tác biên tập; nhưng điều quan trọng hơn là phải có hiểu biết đúng đắn và khoa học về lý luận chính trị và nội dung lý luận chính trị của Đảng ta.

Nếu như lý luận chính trị là lĩnh vực khoa học rộng lớn, bao trùm toàn bộ hoạt động chính trị của các đảng chính trị, các giai cấp, dân tộc và nói chung là của cả loài người, thì sự hiểu biết về lý luận chính trị phải nắm

toàn bộ hệ thống quan điểm, tư tưởng, lý thuyết, học thuyết chính trị của thế giới phương Tây, phương Đông, từ cổ đại đến hiện đại; nắm được các tư tưởng và học thuyết chính trị của các nhà nước, các khuynh hướng chính trị thế giới; nắm được khoa học - nghệ thuật chính trị từ mục đích đến công nghệ chính trị của các nền chính trị tiêu biểu có vai trò chi phối sự vận

động và phát triển của đời sống chính trị trong lịch sử xã hội loài người. Cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cần phải nắm các khoa học - nghệ thuật chính trị của các xu hướng chính trị chủđạo trong tình hình và

điều kiện chính trị - xã hội thế giới trong điều kiện Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay. Do vậy, người biên tập phải có trình độ tối thiểu là đại học về khoa học xã hội và nhân văn. Đây là lĩnh vực tri thức tổng quát về xã hội loài người; nó vừa là cơ sở, nền tảng hình thành và phát triển tư tưởng lý luận chính trị, vừa là công cụđể người đó đi sâu được vào các khía cạnh tri thức hoạt động sống của xã hội từ kinh tế đến pháp luật, từ xã hội đến nhân văn; từ tâm lý dân tộc đến tư tưởng văn hoá, đạo đức, lối sống của các dân tộc. Đây là những tri thức hình thành các chuẩn mực đạo đức, lối sống, pháp luật, thẩm mỹ. Và đây cũng chính là những yếu tố quy định xu hướng lý luận và xu hướng chính trị của một

đảng, một giai cấp, một dân tộc. Các tri thức khoa học xã hội và nhân văn là căn cứ để đánh giá, thẩm định, lựa chọn các xu hướng chính trị, hoạt

động chính trị, trình độ tổ chức và hoạt động chính trị, hình thành hệ thống các giá trị chính trị của giai cấp, dân tộc, quốc gia.

Thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan đúng đắn hiện nay theo nhận thức của chúng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống tri thức khoa học được Mác, Ăngghen và Lênin đúc kết, xây dựng nên - hệ thống tri thức khoa học phản ánh đúng bản chất thế giới trong sự vận động, phát triển không ngừng từđơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, nó vạch ra đúng quy luật vận động và phát triển

của xã hội loài người - từ xã hội mông muội đến xã hội văn minh, đến xã hội xã hội chủ nghĩa - phù hợp nhất với nguyện vọng nhân văn của con người chân chính.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo và bổ sung những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Lý luận chính trị của người cán bộ Đảng, Nhà nước ta nói chung, của cán bộ

biên tập giáo trình lý luận chính trị nói riêng sẽ thực sự trở thành công cụ

hiệu quả trong hoạt động của mình nếu được vận dụng theo nguyên tắc sáng tạo nêu trên. Hiểu sâu sắc và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là công cụ sắc bén và là điều kiện đem lại hiệu quả trong công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị của người cán bộ biên tập.

Nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là người biên tập giáo trình lý luận chính trị phải nắm được những nội dung chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội: Bản chất của chủ nghĩa xã hội, lịch sử hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại và ở Việt Nam; sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa xã hội hiện thực - thực chất tư tưởng và sự nghiệp đổi mới của Đảng ta - lý luận, thực tiễn và triển vọng; kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên tinh thần đỏi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội; những quan điểm và nội dung xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những quan điểm và nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; những quan điểm và nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa; thực tiễn đấu tranh giai cấp và lý luận đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại; cơ sở khoa học của lý luận về phát triển kinh tế

thị trường và mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội; sự phân hoá giàu nghèo trong phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa; sự phát

triển tạm thời của chủ nghĩa tư bản và con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại...

Đó là những nội dung căn bản của lý luận chính trị hiện đại mà cán bộ

biên tập giáo trình lý luận chính trị cần được nhận thức một cách đúng đắn và cần được trang bị một cách đầy đủ và sâu sắc.

Trình độ nhận thức lý luận chính trị của cán bộ biên tập còn là những hiểu biết vềđối tượng đánh giá, năng lực thẩm định chất lượng (hàm lượng giá trị khoa học) công trình lý luận chính trị. Hàm lượng giá trị khoa học trước hết biểu hiện ở đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu: những vấn đề cơ

bản và thiết thực nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: Bản chất của chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc v.v..

Những nội dung này cần được luận giải một cách khoa học, chứng minh rõ và thuyết phục tính tất yếu và cách thức tối ưu của việc xây dựng các nội dung đó trong hiện thực xã hội ta. Cán bộ biên tập cần được trang bị và nâng lên thành nhận thức tự giác, thường trực trong công tác biên tập.

Hàm lượng giá trị khoa học của giáo trình lý luận chính trị cũng thể

hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học của công trình. Chân lý của lý luận chính trị có những điểm khác với chân lý khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thuần túy. Bởi chân lý khoa học là tuyệt đối khách quan (trong tính tương đối). Tính chính xác của lý luận chính trị, ngoài giá trị khách quan, còn phải phù hợp với mục tiêu chính trị, phù hợp với đặc điểm của thể chế chính trị; đặc biệt, tính chính xác đó còn gắn với văn hoá, giá trị

truyền thống dân tộc, giai cấp, quốc gia, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Nội dung của sản phẩm nghiên cứu phải thích hợp với tình hình và

nguyên tắc lịch sử - cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

Chất lượng giáo trình lý luận chính trị còn thể hiện ở giá trị dự báo những khả năng, xu hướng vận động của đời sống chính trị thế giới; giúp cho học viên nhận thức và ứng dụng cơ sở khoa học vào cuộc sống

Chất lượng giáo trình lý luận chính trị tập trung cuối cùng ở hiệu quả

chính trị. Nói đến cùng, giá trị lý luận chính trị do thực tiễn chính trị - xã hội phán quyết. Theo Hồ Chí Minh, lý luận cuối cùng phục vụ lợi ích xã hội, lợi ích con người. Sựđúng đắn của lý luận chính trị do thực tiễn kiểm nghiệm. Lịch sử khoa học nói chung, lý luận chính trị nói riêng chứng minh rằng công trình khoa học mà không giải quyết được vấn đề cuộc sống đặt ra, không giúp ích gì cho phát triển xã hội thì đều là vô nghĩa. C. Mác phê phán triết học thế giới hàng nghìn năm chỉ giải thích thế giới, vấn đề là cải tạo thế giới. Lịch sử chính trị Việt Nam diễn ra hàng nghìn năm với biết bao học thuyết chính trị nhưng không đưa dân tộc ta thoát khỏi nô lệ lầm than. Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có đường lối chính trị đúng, giải quyết được mâu thuẫn bức xúc trong xã hội Việt Nam, đáp

ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc, phù hợp với quy luật vận động và phát triển xã hội.

Sự nghiệp đổi mới tạo ra bước đột phá quyết định về chính trị, đưa kinh tế, văn hoá, xã hội sang trang mới, chấm dứt mấy thập niên bế tắc lý luận chính trị. Đó là những công trình lý luận chính trị có ý nghĩa to lớn, tạo ra bứt phá có ý nghĩa chuyển hướng, tạo bước nhảy có tính thời cuộc trong lý luận chính trị và trong thực tiễn của Đảng ta.

Chỉ thấu hiểu, nắm chắc những vấn đề lý luận và nguyên lý vận dụng

đó của lý luận - thực tiễn chính trị của Đảng ta, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị mới đóng góp tốt vào nội dung giáo trình cùng tác giả, mới

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)