VII. Nội dung nghiên cứu
Ở HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH
2.2.2. Biên tập trích dẫn
Trong quá trình biên tập giáo trình cho các hệ lý luận chính trị, chúng tôi thường hay gặp trích dẫn các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăngghen, Hồ Chí Minh và các văn kiện Đảng v.v.. Nhiệm vụ của người biên tập là phải xác định đâu là đoạn trích, câu trích; phân tích các trích dẫn; kiểm tra độ chính xác của trích dẫn và chỉ rõ đầy đủ
nguồn trích dẫn.
Khi biên tập, người biên tập cần chú ý đến tính chân thực của các trích dẫn. Trong thực tế một số giáo trình, chúng tôi thường gặp hiện tượng "tam sao thất bản". Do đó, việc biên tập trích dẫn thường mất nhiều công và phải tuân thủ theo những bước sau:
- Tìm tài liệu gốc: Tùy thuộc vào loại đề tài mà tài liệu gốc được xác định khác nhau. Chẳng hạn, những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị tư tưởng, đường lối quan điểm thì không thể trích dẫn từ những tài liệu tham khảo, từ những tài liệu không chính thức. Có thể phân loại thành một số các loại trích dẫn để tiện kiểm tra và qui về một số nguồn trích dẫn chính thức.
Các trích dẫn từ những tác phẩm của các nhà kinh điển mácxít: như C. Mác, Ph.
Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụĐảng thì không thể trích từ các loại tài liệu tham khảo, từ những tác phẩm lẻ trên báo, từ những bản dịch không chính thức.
Ở nước ta đã xuất bản các bộ sách của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh như: C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập; C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập; V.I. Lênin Toàn tập; Hồ Chí Minh Tuyển tập; Hồ Chí Minh Toàn tập; Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử... Đó là những bộ sách chuẩn được coi là tài liệu gốc cho những trích dẫn của các nhà kinh điển. Bởi vậy, khi trích dẫn các tác giả thường lấy nguồn trích dẫn từ các tài liệu này đểđảm bảo sự chính xác, sự thống nhất và giúp người đọc dễ dàng hơn nếu như muốn tìm hiểu căn nguyên của những câu trích mà tác giả nêu ra trong tác phẩm của mình.
Đối với loại trích dẫn các văn kiện Đảng: Văn kiện được lấy làm nguồn trích dẫn là văn bản chính thức của cơ quan công bố văn kiện. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia là nơi được giao xuất bản những văn kiện này. Ví dụ như bộ Văn kiện Đảng Toàn tập; Văn kiện các Đại hội của Đảng; Văn kiện các Hội nghị Trung ương các khóa... đây có thểđược coi là nguồn tài liệu chính thức để sử dụng kiểm tra các câu trích dẫn về văn kiện Đảng. Hiện nay, trên Website của Học viện cũng có 2 chương trình thử nghiệm về
sách điện tử (cuốn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Văn kiện Đại hội X của Đảng) rất có ích để sử dụng trong công việc tra cứu
Đối với các câu trích dẫn từ các sách tham khảo, cần phải có đầy đủ những dữ
liệu cho câu trích, phải là những tác phẩm, những bài viết đã được chính thức công bố
trong sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các tác phẩm dịch cũng cần lưu ý về nguồn nguyên bản gốc. Bản dịch phải trung thành với tư tưởng của tác giả, đồng thời phải đảm bảo tính trong sáng trong văn phong của tiếng Việt.
- Đối chiếu với bản gốc để kiểm tra độ chính xác của câu trích
Các câu trích cần phải đảm bảo độ chính xác so với bản gốc đã công bố. Các đoạn trích phải đảm bảo để bạn đọc hiểu đúng tư tưởng tác giả bản gốc. Câu trích không
được tùy tiện cắt xén theo ý định chủ quan của người viết. Trên thực tế, có đoạn trích khi kiểm tra về câu chữ thường bị sai sót (có thể thừa câu, thiếu câu, sai lệch câu chữ, ngữ nghĩa...) và làm cho ý nghĩa của nó bị sai lệch, làm bạn đọc hiểu không đúng, thậm chí trái ngược với tư tưởng tác giả bản gốc.
Khi kiểm tra đối chiếu với bản gốc, nếu có sự sai lệch về câu chữ, ngữ nghĩa, người biên tập cần phải sửa lại cho đúng bản gốc. Nguyên nhân của sự sai lệch đó có thể là do tác giả hoặc thiếu bản gốc, hoặc sử dụng trí nhớ... Thực tế việc biên tập các giáo trình nói riêng và các sách lý luận chính trị nói chung cho thấy nếu không đối chiếu với bản gốc mà chỉ chữa theo cách hành văn quen thuộc có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Cũng có trường hợp tác giả mở rộng ý nghĩa của đoạn trích, gò ép câu trích để thực hiện dụng ý của mình. Điều đó đã làm cho nội dung văn bản không phù hợp, khi đó đoạn trích không những không mang lại lợi ích mà còn làm hại đến nội dung tác phẩm. Trong trường hợp này biên tập viên phải trao đổi lại với tác giảđể sửa lại.
Việc biên tập các câu trích dẫn là một việc khó, nhất là khi biên tập các giáo trình lý luận chính trị, chúng ta sẽ gặp rất nhiều các câu trích của các nhà kinh điển. Do đó, biên tập các loại hình này cần phải tích lũy kinh nghiệm, biết cách sử dụng các công cụ
tra cứu để chỉnh sửa lại những câu trích còn chưa chuẩn xác, cắt bỏ bớt những câu trích rườm rà, chỉđúng nguồn trích dẫn để giúp cho bạn đọc dễ tra cứu.
2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật
Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật là một phần của hình thức trình bày sách, là khâu dựng mẫu, giúp chuyển tải từ trang đánh máy của bản thảo hoàn chỉnh sang trang in cụ
thể của quyển sách thành phần. Biên tập kỹ - mỹ thuật sách phải bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố trong nội dung sách, sự phù hợp giữa các cỡ và kiểu chữ, sự
thống nhất về bố cục giữa các phần, chương, mục... cũng như sự thống nhất về hình thức thể hiện của cả quyển sách, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ - mỹ thuật sách, tạo sự thoải mái, tiện lợi cho người đọc. Điều đặc biệt quan trọng là việc biên tập kỹ - mỹ
người đọc. Để thực hiện được những mục tiêu, việc biên tập kỹ - mỹ thuật giáo trình phải thỏa mãn các điều kiện sau:
2.3.1. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa biên tập viên nội dung và biên tập viên kỹ - mỹ thuật mỹ thuật
Trong quá trình xuất bản sách tại Nhà xuất bản Lý luận chính trị, người biên tập nội dung và người biên tập kỹ - mỹ thuật đều có vai trò vị trí nhất định. Người biên tập nội dung có trách nhiệm về nội dung của cuốn sách, bảo đảm mọi yêu cầu về chính trị, sự chính xác và nội dung khoa học, còn người biên tập kỹ - mỹ thuật có trách nhiệm về
mặt hình thức, tạo thẩm mỹ cho cuốn sách. Để có một cuốn sách hay về nội dung và
đẹp đảm bảo các yêu cầu về kỹ - mỹ thuật, người biên tập nội dung và người biên tập kỹ - mỹ thuật sách phải có sự kết hợp chặt chẽ, có sự bàn bạc trao đổi cụ thể về mục
đích, yêu cầu của sách.
b) Thống nhất một số quy định trong trình bày sách
* Khổ sách
Trên thực tế, sách giáo trình thường sử dụng một số khổ sách thông dụng sau: Khổ
13 x 19 cm và Khổ 14,5 x 20,5 cm. Hiện nay, khổ 14,5 x 20,5 cm là khổ sách phổ biến nhất của các loại sách giáo trình.
* Khổ bát chữ
Khổ bát chữ là kích thước phần nội dung in trong trang sách (có thể toàn chữ hoặc vừa chữ, vừa hình).
Khổ bát chữ của sách 14,5 x 20,5 cm nếu tính bằng đơn vị cm sẽ là 11,5 x 17,5 cm (đến chân số trang).
* Sử dụng chữ in
Hiện nay trong các sách giáo trình, thường sử dụng hai loại chữ là: chữ có chân và chữ không chân. Mỗi loại chữ trên lại có rất nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.
Việc lựa chọn kiểu chữ nhằm các mục đích sau đây:
+ Làm nổi bật sự phân chia giữa các phần, chương, mục, tiểu mục... + Tạo nét hài hòa và mỹ thuật cho trang sách.
+ Tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Các giáo trình lý luận chính trị của Học viện thường được sử dụng cỡ chữ 12 và khoảng cách giữa các dòng là 14 phân in.
* Trình bày trang sách
Thông thường các giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản là loại sách bao gồm các trang chỉ gồm có kênh chữ
Phần này trình bày thông tin về số lượng in, nơi in, giấy phép... đểở trang cuối và xếp vào cuối bát chữ.
c) Thiết kế bìa sách
Các bộ giáo trình của Học viện có tính chất công cụ, kinh điển, lý luận nên trong việc thiết kế bìa cho giáo trình thì việc trình bày tít chữđược ưu tiên trên hết.
2.4. Tình hình và chất lượng in ấn giáo trình
Việc triển khai xuất bản sách giáo trình phục vụ năm học của Nhà xuất bản Lý luận chính trị nói riêng tính đến nay đã được gần 5 năm.... Theo các hợp đồng đặt hàng in sách giáo trình được ký giữa Nhà xuất bản với Học viện, Nhà xuất bản đã tích cực tổ
chức in ấn, đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký; thậm chí có một số cuốn giáo trình phải làm gấp so với mốc thời gian yêu cầu của hợp đồng.
- Năm 2003: Biên tập và in ấn theo đơn đặt hàng của Học viện: 14 đầu giáo trình với tổng số 108.000 bản.
- Năm 2004: Biên tập và xuất bản xong bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị
(14 đầu) với tổng số 4.582 trang; in với tổng số 280.000 bản. Biên tập 22 đầu giáo trình hệ cao cấp và hệ cử nhân với tổng số 6.540 trang và số lượng in là 45.265 bản.
- Năm 2005: In ấn giáo trình do Học viện đặt hàng; 47 đầu sách với tổng số 65.590 trang, trong đó in tái bản 20 đầu sách với tổng số 29.990 bản.
- Năm 2006: Tái bản các bộ giáo trình các hệđào tạo do Học viện đặt hàng, Nhà xuất bản đã triển khai biên tập và in ấn bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (hệ ngắn hạn dùng cho cán bộđào tạo chính trị cấp cơ sở các tỉnh Tây Nguyên) gồm 8 cuốn với số lượng in 8.400 bản.
- Năm 2007: Đã tái bản bộ giáo trình hệ cao cấp lý luận chính trị với 30 đầu sách, tổng số lượng in là 60.000 bản; bộ giáo trình hệ trung cấp lý luận chính trị gồm 14 đầu sách với tổng số hơn 28.000 bản. Triển khai biên tập, in ấn và chuyển giao nhanh chóng bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (hệ ngắn hạn dùng cho cán bộđào tạo chính trị
cấp cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc) gồm 8 cuốn với số lượng in 11.600 bản.
Qua thực tế công việc, chúng tôi có một số nhận xét về chất lượng in giáo trình như sau:
- Vềưu điểm:
Giáo trình in và nhập kho có chất lượng in và hoàn thiện tiến bộ, năm sau tốt hơn năm trước:
+ Bìa sách, ruột sách được bình cân đối giữa đầu, chân, gáy và bụng sách.
+ Ruột sách đã được bộ phận biên tập kỹ - mỹ thuật chú trọng hơn qua khâu in can nên đã hạn chếđược các phần tử in lên không đều, gai nét, đứt nét...
nhiệt nên sách có gáy phẳng, không nhăn, không méo lệch, sách vuông vắn và chắc chắn, hình thức đẹp.
+ Vật tư: nhìn chung các nhà in đã sử dụng đúng chủng loại vật tư (giấy in bìa, ruột), hộp carton đúng chủng loại.
+ Tem dán đạt yêu cầu.
+ Đóng hộp đúng quy định, đảm bảo đủ số lượng bản trong hộp.
- Về nhược điểm:
+ Về vật tư: Một số nhà in sử dụng giấy in ruột có độ trắng không đồng đều, làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuốn sách.
+ Về in: Hiện tượng in trang đậm, trang nhạt, mặt in, mặt trở có độ đen không
đồng đều vẫn còn. Rải rác vẫn còn có hiện tượng chữ in gai nét, đứt nét, mờ (do bị lõm cao su máy in, hay bản kẽm). Mặt in, mặt trở không trùng khớp. Do một số nhà in chưa chú trọng đến việc lau bản thường xuyên, nên hiện tượng bột giấy còn nhiều, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Đối với các bìa sách giáo trình in nhiều màu: một số bìa còn có độ chồng màu chưa cao, còn lệch màu, nháy màu, hình ảnh in ra không đẹp. Sách in nhiều tông màu còn bị rỗ bột giấy, trôi nước.
+ Về hoàn thiện: Gấp sách số trang chưa trùng khớp, lệch, méo vẫn còn (vấn đề
này do một số nhà in gấp máy không có bấm thoát hơi nên sách gấp bị nhăn đầu nhiều). Vào bìa lệch gáy, nhăn gáy (do vào bìa thủ công), rỗ keo, vương keo còn nhiều. Sách đóng lồng: một số nhà in đóng chưa đẹp, chân ghim cắt quá dài hoặc quá ngắn, ghim không ép sát vào sách, lực đóng quá mạnh làm lún gáy sách.
Xén sách: xén sách còn pavia, dao mẻ, dao không sắc nên gây xước sách, vỡ gáy, việc xén chưa đứt hết vẫn còn rải rác trong các nhà in.
+ Về KCS: Nhà xuất bản đã quan tâm nhiều đến việc tổ chức KCS trên từng công
đoạn sản xuất, nhưng khi nhập kho vẫn còn để lọt nhiều cuốn sách không đảm bảo chất lượng như in bị rê nét, lệch màu, bẩn, rách ruột, thấm ống, gấp góc, xén chưa dứt. Vẫn còn hiện tượng bìa 1 bị xước, bìa 4 bị lấm bẩn do vận chuyển.