Nội dung của giáo trình lý luận chính trị có tính chuẩn mực bắt buộc về kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải quán triệt nhằm thống nhất việc học tập và giảng dạy đối với các học viện, trường đại học trong cả nước. Giáo trình phải lựa chọn những yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành những đơn vị kiến thức đúng yêu cầu quy định của chương trình. Các khái niệm công cụ là cần thiết không thể
thiếu để hướng người đọc đi từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp
đến cao. Sẽ khó có ai hiểu được thế nào là hình thái kinh tế - xã hội cùng các quy luật vận động của nó nếu không bắt đầu từ việc hiểu về “lực lượng sản xuất”, “quan hệ sản xuất” và các khái niệm khác nữa.
Phải cân nhắc thận trọng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cắt xén kiến thức, hạ thấp yêu cầu. Cần thấy rõ mối liên hệ giữa các tài liệu sự kiện và các tài liệu thực tế. Sự kiện phải điển hình, tiêu biểu, vừa đủ. Nếu ít quá sẽ
rườm rà, nặng nề dễ che lấp con đường lôgíc dẫn đến nhận thức bản chất của vấn đề. Có như thế mới phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khă năng tư
duy của từng đối tượng người học.
Không thể chọn một yếu tố kiến thức có tính trừu tượng, đòi hỏi thao tác tư duy khá phức tạp để đưa vào giáo trình. Như thế là gạt bỏ tính sư
phạm - một yêu cầu quan trọng đối với mọi loại sách giáo trình. Độc giả
không thể sinh ra đã biết về những nội dung được đề cập tới trong sách nên dù mang phong cách ngôn ngữ khoa học, giáo trình lý luận chính trị cũng cần tránh lối dùng từ cầu kỳ, khó hiểu, xa lạ với bạn đọc. Dẫu sao đây cũng không phải là một ấn phẩm chuyên môn thuần túy, phong cách giao tiếp
đơn giản, thân thiện thường hiệu quả hơn. Một cuốn giáo trình lý luận chính trị thực sự cần ngắn gọn, dễ hiểu, thẳng thắn, chứa đựng thông tin theo lối chuyển thẳng từ tác giả tới độc giả.