Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trìn hở Học viện Chính trị quốc gia trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 73 - 79)

HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 3.1 Phương hướng chung

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trìn hở Học viện Chính trị quốc gia trong tình hình mớ

viện Chính trị quốc gia trong tình hình mới

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 7-5-2007 về việc hợp nhất Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện hành

chính quốc gia và Quyết định số 100-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh đó và thực tế xuất bản giáo trình lý luận chính trị của Nhà xuất bản, chúng tôi xin có một số giải pháp:

Thứ nhất, các giáo trình cần cập nhật tri thức mới, bổ sung, sửa đổi những tri thức đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Thống nhất cách viết thuật ngữ khoa học, tên người và địa danh tiếng nước ngoài.

Giáo trình lý luận chính trị là sản phẩm có tính ổn định kiến thức lâu dài. Những nội dung cơ bản mà giáo trình lý luận chính trị đề cập tới không thể thay đổi thường xuyên mà cần có một khoảng thời gian, qua nhiều khóa học, nhiều năm để kiểm chứng những ưu, khuyết điểm. Tuy nhiên, thế giới không ngừng biến đổi, đời sống chính trị - xã hội luôn vận động, phát triển. Vì vậy, giáo trình phải được cập nhật những kiến thức mới bổ sung cho nội dung của nó. Có như vậy lý luận, nhất là quan điểm, đường lối mới làm được chức năng hướng dẫn thực tiễn, kịp thời lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra, không làm được điều đó giáo trình sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời, không chứa đựng được hơi thở của cuộc sống, và như vậy, hoạt động lý luận của Đảng không phát triển.

Đa số đầu giáo trình xuất bản tại Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã làm được điều đó, có nghĩa là tri thức được bổ sung kịp thời, cập nhật được những thông tin mới về kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cuốn xuất bản lần đầu năm 2003, đã tái bản đến lần thứ tư, thứ năm nhưng những luận điểm, phân tích về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng vẫn trích dẫn từ văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nguyên nhân của nó thì rất nhiều, nhưng theo chủ quan của chúng tôi có hai nguyên nhân chủ yếu

cơ bản mà giáo trình đề cập tới không thể thay đổi thường xuyên, muốn thay đổi phải thành lập Hội đồng thẩm định mới, và đó là việc không dễ làm;

Hai là, do các giảng viên đi giảng quá nhiều, chưa đầu tư được thời gian và công sức cho việc biên soạn dẫn tới tình trạng học viên phải sử dụng giáo trình cũ, lạc hậu về lý luận, thiếu tính khoa học, không nhạy bén với tình hình mới. Nên chăng, hàng năm Học viện thành lập một thẩm định để bổ sung, chỉnh lý những giáo trình cũ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục đào tạo ở Học viện.

Thứ hai, nâng cao chất lượng biên tập viên. Biên tập viên là một trong

những nhân tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của các bộ giáo trình lý luận chính trị. Để làm tốt một cuốn giáo trình, biên tập viên phải am hiểu những vấn đề lý luận chính trị một cách sâu sắc. Nhưng hiện nay trình độ lý luận của biên tập viên của Nhà xuất bản Lý luận chính trị còn thấp, rất ít người có trình độ sau đại học, có trình độ về lý luận chính trị. Do vậy, để nâng cao nội dung của giáo trình lý luận chính trị cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ biên tập sách lý luận chính trị cho đội ngũ biên tập viên, ít nhất phải có trình độ đại học và trên đại học về một ngành lý luận; mở lớp đầo tạo về nghiệp vụ biên tập - xuất bản sách lý luận chính trị cho biên tập viên; đồng thời thường xuyên tạo điều kiện cho biên tập viên tiếp xúc, cập nhật thông tin về những vấn đề lý luận mới liên quan và tình hình chính trị của đất nước và trên thế giới.

Thứ ba, nâng cao chất lượng biên tập kỹ - mỹ thuật và chất lượng in

giáo trình:

- Công nghệ in hiện nay đã tiến xa, rất xa so với những năm trước đây cho nên chất lượng các bản can của bộ phận biên tập kỹ - mỹ thuật tạo ra rất quan trọng, bản can tốt thì ấn phẩm có chất lượng cao và ngược lại. Dần đần

trong thời gian tới, có kế hoạch thay thế chế bản và sử dụng bằng phim. Để làm được điều này, Học viện cần đầu tư kinh phí, trang bị thêm các máy móc, thiết bị chuyên dụng cần thiết cho Nhà xuất bản để nâng cao chất lượng các ấn phẩm.

- Nâng cao chất lượng giấy in ruột và bìa giáo trình.

- Chọn nhà in đạt các yêu cầu về năng lực in, kinh nghiệm in và cả về giá thành in. Về lâu dài, Nhà xuất bản phải chọn một số nhà in nhất định để ký hợp đồng lâu dài, khẳng định sản lượng gia công hàng năm, giúp nhà in có kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị gia công giáo trình hòan chỉnh cho Nhà xuất bản.

- Để tăng cường vẻ đẹp và nâng cao giá trị sử dụng, các bộ giáo trình phải được khâu chỉ, đóng lồng, không để tồn tại sách đóng kẹp; hạn chế phương pháp vào bìa thủ công và phay gáy sách như trước đây. 100% sách được đóng thùng bảo quản và vận chuyển an toàn, thuận tiện.

- Kiểm tra chất lượng trước khi đưa bản thảo, chế bản vào sản xuất. Không thể vì vội vàng sợ sách chậm mà bỏ qua các công đoạn. Phải có quy chế khoán công việc và quy chế thưởng phạt phân minh với biên tập viên nội dung, biên tập viên kỹ - mỹ thuật và nhà in. Nếu sách có lỗi về kiến thức thì Nhà xuất bản cần phải đính chính để bảo đảm tính chính xác và thể hiện sự tôn trọng người dùng sách.

Thứ tư, Học viện bổ sung nguồn nhân lực cho Nhà xuất bản, nhất là đội ngũ cán bộ biên tập các chuyên ngành cần thiết. Và theo từng chuyên ngành, biên tập viên phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các kênh thông tin, bám sát những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ..., tiếp cận các kết quả hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế, chuyên ngành để nâng cao hơn trình độ biên tập, kịp thời có ấn phẩm xuất bản phục vụ theo nhu cầu các đối tượng học viên trong Học viện. Đây cũng là

giải pháp “đón đầu” để không chỉ giáo trình mà tất cả các loại sách của Nhà xuất bản Lý luận chính trị không bị “chạy sau” bạn đọc và góp phần hạn chế mức độ tụt hậu về trình độ lý luận, chính trị của chúng ta trong xu thế hội nhập hiện nay.

Thứ năm, cụ thể hóa quy trình xuất bản sách thành các văn bản quy

định cụ thể của Nhà xuất bản theo từng mảng chuyên môn nhiệp vụ nhất định, trên cơ sở đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các đơn vị chức năng trong Học viện (Văn phòng Học viện, Vụ Quản lý khoa học, Vụ các trường chính trị, Vụ Quản lý đào tạo), các viện chuyên môn với Nhà xuất bản, cũng như giữa Nhà xuất bản với các cơ quan xuất bản khác. Quy trình xuất bản luôn là vấn đề cơ bản của mỗi nhà xuất bản, bởi vì có xây được một quy trình hợp lý, đúng đắn, khoa học thì hoạt động xuất bản sách mới có thể diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp và có hiệu quả; chất lượng của các ấn phẩm mới được bảo đảm.

KT LUN

Đối với các loại xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Lý luận chính trị, những đòi hỏi của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của các học viên các hệ trong Học viện và đông đảo bạn đọc luôn luôn xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng về mặt nội dung và hình thức. Và đó cũng thực sự là điều trăn trở của tập thể cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản Lý luận chính trị ngay từ khi Nhà xuất bản được thành lập cho tới nay.

Những tổng kết từ lý luận và thực tiễn xuất bản và nâng cao chất lượng giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản nhằm đóng góp một số giải pháp cần thiết để đưa chất lượng xuất bản giáo trình của Học viện ngày một cao hơn. Điều chúng tôi lưu tâm nhất ở đây là:

- Sự quan tâm của Ban Giám đốc, sự giúp đỡ của các đơn vị chức năng trong và ngoài Học viện cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức để Nhà xuất bản hoàn thành kế hoạch xuất bản và các nhiệm vụ đề ra, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của Nhà xuất bản trong xã hội nói chung và trong công tác nghiên cứu, giảng dạy nói riêng.

- Giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được xuất bản phải đáp ứng mục tiêu chủ yếu: kiến thức phải tiếp cận với đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam, luôn mang tính thời sự (hiện đại), cho phép tạo ra hiệu quả về giáo dục và đào tạo, có như vậy mới thực hiện tốt việc “đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận, công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản... nắm bắt và định

hướng dư luận xã hội; tăng cường tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là về những vấn đề chính trị nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền... Khắc phục những biểu hiện lệch lạc, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ trong hoạt động xuất bản...”1) như Đại hội X của Đảng yêu cầu.

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)