VII. Nội dung nghiên cứu
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢ N GIÁO TRÌNH
1.3.3. Vai trò, vị tríc ủa giáo trình lý luận chính trị đối với công tác đào tạo của Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Thực hiện mục tiêu và các chức năng cơ bản của mình, giáo trình lý luận chính trị
thực sựđóng vai trò trọng yếu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện nói riêng và trong đời sống văn hoá, tư tưởng chính trị của xã hội cũng như trong công tác lý luận tư tưởng của Đảng nói chung.
- Vai trò của giáo trình lý luận chính trị về mặt lý luận chung bao gồm những vấn
đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, giáo trình lý luận chính trị góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức chiến đấu của công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến lý luận chính trị.
Thứ hai, giáo trình lý luận chính trị cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng
đường lối chính trị và tri thức, phương pháp khoa học cho hoạt động chính trị trong thực tiễn cho người học.
Thứ ba, giáo trình lý luận chính trị còn là công cụ thông tin chính thống, là phương tiện tổ chức, quản lý kinh tế, xã hội.
Thứ tư, giáo trình lý luận chính trị là một loại “vũ khí” trang bị cho người học những tri thức chính trị cơ bản đểđấu tranh chống lại các tư tưởng phản động, thù địch.
Thứ năm, giáo trình lý luận chính trị là phương tiện để người học có thể trao đổi, tranh luận, tìm tòi chân lý khoa học phê phán các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tư
- Trong thực tiễn giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên tại Học viện thì giáo trình lý luận chính trị giữ những vai trò đặc biệt quan trọng như sau:
+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ chủ yếu để học tập và giảng dạy của học viên và giảng viên.
Nội dung của giáo trình lý luận chính trị là trình bày hệ thống những kiến thức từ
cơ bản đến nâng cao tùy theo từng cấp học, trình bày những kỹ năng cũng như hệ thống phương pháp giảng dạy và học tập bộ môn. Kiến thức trong giáo trình lý luận chính trị
luôn có tính chuẩn mực, bắt buộc về kỹ năng phương pháp mà học viên phải nắm vững
để tự kiểm tra kiến thức đã học và giảng viên cần nắm vững để điều chỉnh cách thức truyền thụ kiến thức.
Trong điều kiện học tập và giảng dạy của Học viện thì giáo trình lý luận chính trị
là công cụ chủ yếu. Giáo trình lý luận chính trị là cơ sởđể học viên bổ sung và kiểm tra kiến thức đã học được trên lớp và với phương pháp xây dựng hệ thống tri thức được cấu thành từ các yếu tố và các đơn vị kiến thức thì người giảng viên có thể xác định được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho từng đối tượng học viên, từ đó xác định
được cách thức kiểm tra kết quả học tập của người học và qua đó tựđánh giá được chất lượng và hiệu quả truyền thụ tri thức của mình.
+ Hệ thống giáo trình lý luận chính trị chiếm vị trí trung tâm trong tổ hợp sách của Học viện
Để có được một hệ thống tri thức cho học viên bên cạnh giáo trình lý luận chính trị
trong Học viện còn cần nhiều loại sách và tài liệu tham khảo khác. Với học viên, có các sách tham khảo nhằm củng cố kiến thức đã học và mở rộng tri thức. Với giảng viên, cũng cần có sách tham khảo dành cho việc nâng cao trình độ về mọi mặt. Những vấn đề được trình bày trong loại sách này giúp cho giảng viên nghiên cứu sâu hơn. Ngoài sách tham khảo trong Học viện còn có các sách hướng dẫn phương pháp học tập, giảng dạy bộ môn hoặc phương pháp luận cho từng ngành học, sách hướng dẫn cho từng môn học từng lớp học hoặc từng chuyên đề... Trong tổ hợp sách này, giáo trình lý luận chính trị
chiếm vị trí trung tâm vì chương trình là cương lĩnh và giáo trình lý luận chính trị là cụ
thể hóa chương trình. Trong vị trí này, giáo trình lý luận chính trị quy định tri thức của môn học một cách cụ thể chi tiết. Đồng thời, giáo trình cũng quy định các phương pháp xây dựng bộ môn. Do đó hầu hết các loại sách khác phải xoay quanh nội dung của giáo trình, lấy giáo trình lý luận chính trị làm trung tâm, làm định hướng cho việc xây dựng
đề tài, đề cương nội dung môn học.
+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ giáo dục toàn diện nhất. Giáo trình là công cụ chủ yếu để học tập, nghiên cứu và giảng dạy, giáo trình chiếm vị trí trung tâm trong
giúp cho học viên nâng cao tri thức khoa học, giúp cho giảng viên nắm được yêu cầu chủ yếu của giảng dạy bộ môn. Giáo trình còn giúp học viên rèn luyện kỹ năng, tích hợp tri thức vận dụng trong thực tế, đồng thời nó trang bị cho học viên những quan
điểm chính trị, trau dồi đạo đức, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập, nghiên cứu.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, giáo trình là công cụ toàn diện và quan trọng nhất trong tổ hợp giảng dạy, học tập nói chung và trong tổ hợp sách nói riêng của Học viện.