HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 3.1 Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 101 - 103)

VII. Nội dung nghiên cứu

HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 3.1 Phương hướng chung

3.1. Phương hướng chung

Năm 2008, mục tiêu của Nhà xuất bản Lý luận chính trị là cố gắng để các bộ giáo trình chiếm được lòng tin của người dùng, có khả năng và uy tín chiếm lĩnh thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức của các học viên.

Đối với các bộ giáo trình đã ấn hành: phối hợp với các đơn vị chức năng trong Học viện và các tác giả chỉnh lý theo đúng mục đích, nội dung và cấu trúc giáo trình, cập nhật các vấn đề mới để chuẩn bị cho lần tái bản tiếp theo.

Chủđộng, sẵn sàng tiếp nhận xuất bản 10 khung chương trình giáo trình mới của Học viện.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh trong tình hình mới Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Thứ nhất, các giáo trình cần cập nhật tri thức mới, bổ sung, sửa đổi những tri thức

đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Thống nhất cách viết thuật ngữ khoa học, tên người và địa danh tiếng nước ngoài.

Thứ hai, nâng cao chất lượng biên tập viên. Để nâng cao nội dung của giáo trình lý luận chính trị cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ biên tập sách lý luận chính trị cho đội ngũ biên tập viên.

Thứ ba, nâng cao chất lượng biên tập kỹ - mỹ thuật và chất lượng in gồm: nâng cao chất lượng giấy in ruột và bìa giáo trình; chọn nhà in đạt các yêu cầu về năng lực in, kinh nghiệm in và cả về giá thành in; các bộ giáo trình phải được khâu chỉ, đóng lồng, không để tồn tại sách đóng kẹp, 100% sách được đóng thùng bảo quản và vận chuyển an toàn, thuận tiện; kiểm tra chất lượng trước khi đưa bản thảo, chế bản vào sản xuất.

Thứ tư, Học viện bổ sung nguồn nhân lực cho Nhà xuất bản, nhất là đội ngũ cán bộ biên tập các chuyên ngành cần thiết.

Thứ năm, cụ thể hóa quy trình xuất bản sách thành các văn bản quy định cụ thể

của Nhà xuất bản theo từng mảng chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trên cơ sởđảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các đơn vị chức năng trong Học viện (Văn phòng Học viện, Vụ Quản lý khoa học, Vụ các trường chính trị, Vụ Quản lý đào tạo), các viện chuyên môn với Nhà xuất bản.

KT LUN

Đối với các loại xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Lý luận chính trị, những đòi hỏi của Ban giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của các học viên các hệ

trong Học viện và đông đảo bạn đọc luôn luôn xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng về mặt nội dung và hình thức. Và đó cũng thực sự là điều trăn trở của tập thể cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản Lý luận chính trị ngay từ khi Nhà xuất bản được thành lập cho tới nay.

Những tổng kết từ lý luận và thực tiễn xuất bản và nâng cao chất lượng giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản nhằm đóng góp một số giải pháp cần thiết đểđưa chất lượng xuất bản giáo trình của Học viện ngày một cao hơn. Điều chúng tôi lưu tâm nhất ở đây là: Giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được xuất bản phải đáp ứng mục tiêu chủ yếu: kiến thức phải tiếp cận với đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam, luôn mang tính thời sự (hiện

đại), cho phép tạo ra hiệu quả về giáo dục và đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (Vụ Xuất bản): Một số suy nghĩ về thực trạng và giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ biên tập viên sách lý luận chính trị và sách khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, ngày 22-5-2006.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam) - Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại Từđiển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, H. 1999.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Xuất bản): Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội, 2006.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.

Chính trị quốc gia, H. 2006.

5. Đường Kách mệnh - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ

Chí Minh, 2007.

6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Vụ Quản lý khoa học): Một số văn bản và biểu mẫu phục vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý xuất bản của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, t. 8.

8. Một số giáo trình hệ trung cấp lý luận, cử nhân và cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản.

9. Ngô Sĩ Liên (Chủ biên), Trần Văn Hải, Trần Đăng Hanh...: Nguyên lý hoạt

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Chất lượng Đào tạo Tự động hóa Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)