KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hóa học 10 - chương trình nâng cao (Trang 155 - 157)

C. HI, H2, CO D.Cl 2, NH3 , He.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết lun

Luận văn đã hoàn thành được mục đích, nhiệm vụđề ra:

Nghiên cu cơ s lý lun ca PP TNKQ.

Phân tích mt s PP giúp gii nhanh bài toán hóa hc.

+ Đưa ra một số PP giải nhanh trên cơ sở các định luật, quy luật, các nguyên tắc trong pư hóa học, từđó phân tích để tìm ra PP giải nhanh.

+So sánh PP giải nhanh và PP giải thông thường để thấy được ưu điểm của nó.

Đề xut nhng nguyên tc, phát hin quy lut để gii nhanh bài toán.

+ Trên cơ sở phân tích một số PP giải nhanh, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc, nêu một sốđiểm đặc biệt trong quá trình giải bài toán hóa học.

+ Hướng dẫn HS lựa chọn PP thích hợp với các dạng bài toán khác nhau, hướng dẫn cách phát hiện những điểm đặc biệt trong bài toán để giải nhanh bài toán này.

Xây dng và la chn h thng câu hi TNKQ nhiu la chn môn hoá hc lp 10- chương trình nâng cao gm:

- Chương 1 – 68 câu - Chương 2 – 71 câu - Chương 3 – 55 câu - Chương 4 – 35 câu - Chương 5 – 94 câu - Chương 6 – 100 câu - Chương 7 – 39 câu

Xây dng h thng bài toán có th gii nhanh làm câu TNKQ nhiu la chn.

Chúng tôi đã tiến hành xây dựng được hệ thống các bài toán, với các dạng khác nhau, với đầy đủ kiến thức hóa học lớp 10, với tổng số bài là 120 bài.

Thc nghim sư phm

Quá trình TNSP được tiến hành ở 5 trường THPT (12 lớp 10) Kết quả thu được sau đợt TNSP:

- Đã đánh giá độ khó, độ phân biệt của 60 câu hỏi và bài toán đã biên soạn. Từđó bổ

sung những thiếu sót cho câu hỏi và loại bỏ câu hỏi không phù hợp, lựa chọn được câu hỏi hay.

+ Việc áp dụng hệ thống bài tập TNKQ do chúng tôi biên soạn bước đầu đã có tác dụng nâng cao chất lượng việc học bộ môn hóa học cho HS.

+ Số lượng câu hỏi trong 1 bài TNKQ (45 phút ) khoảng từ 20 đến 30 câu (trong

đó có khoảng 8- 10 bài toán ) là phù hợp.

+ Nếu sử dụng hệ thống bài toán có thể giải nhanh vào việc KT-ĐG kết quả học tập của HS bằng PP TNKQ sẽ giúp HS phát triển tư duy, hướng cho HS tìm tòi những phương án hay nhất, nhanh nhất khi giải bài toán. Nhưng đối với HS quá yếu, khả năng tư duy kém thì việc hiểu và vận dụng các PP giải nhanh là khó.

+ Nếu chỉ dạy HS các PP giải nhanh bài toán thì HS sẽ mất đi các kĩ năng như

viết PTHH, cân bằng phương trình,…. Vì vậy quá trình giảng dạy và kiểm tra cần kết hợp các dạng bài toán TNKQ và tự luận.

2. Kiến ngh

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi có một sốđề xuất sau:

- Với yêu cầu của xã hội hiện nay, cần có những con người thông minh, sáng tạo, tự tin, giải quyết vấn đề nhanh, sâu, rộng và có niềm tin vào công bằng của xã hội, việc tăng cường sử dụng TNKQ và bài toán giải nhanh trong KT-ĐG là cần thiết.

- Để GV có thể thuận lợi áp dụng TNKQ vào KT-ĐG thì các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng GV về lý luận trắc nghiệm và tin học

ứng dụng.

Thực hiện đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn và phức tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tếđặt ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, luận văn này chắc chắn còn có những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét,

đánh giá và góp ý chân thành của các chuyên gia, quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp, nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn cho luận văn.

Hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của KT – ĐG kiến thức Hoá học của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hóa học 10 - chương trình nâng cao (Trang 155 - 157)