C. HI, H2, CO D.Cl 2, NH3 , He.
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5.3. Kết luận về thực nghiệm
Từ kết quả xử lí số liệu TN, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC. - Hệ số biến thiên V của các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC.
- Đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường luỹ tích của các lớp ĐC.
HS ở các lớp TN có kết quả học tập cao hơn và đồng đều hơn lớp ĐC.
Sự khác nhau về điểm trung bình cộng của các cặp lớp (TN-ĐC) 10A1- 10A5; 10A8 - 10A4; 10HA4 - 10HA3 lần lượt có ý nghĩa ở mức α = 0.02; α = 0.1;
α=0.01.
Đối với đề kiểm tra 2 (được tiến hành gần cuối học kì II):
- Sự khác nhau về điểm trung bình cộng của các cặp lớp (TN-ĐC) 10A1- 10A5; 10A8 - 10A4; 10HA4 - 10HA3 lần lượt có ý nghĩa ở mức α = 0.002; α = 0.05; α = 0.02.
Giá trịα của đợt kiểm tra 2 nhỏ hơn α của đợt kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2 đánh giá
được thực chất hơn bài kiểm tra 1.
- Điểm trung bình cộng của lớp TN trong đợt 2 cao hơn nhiều so với lớp ĐC Sau một thời gian được học PP giải nhanh (gần một năm học), khả năng tư duy và khả
năng vận dụng PP giải nhanh vào giải các bài toán hoá học của HS trong bài kiểm tra 2 đã có tiến bộ so với bài kiểm tra 1.
Kết quả TN sư phạm đã khẳng định việc sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ vào KT-
ĐG kết quả học tập là cần thiết, là có hiệu quả, việc áp dụng các PP giải nhanh bài toán hoá học vào giảng dạy góp phần rất lớn trong việc rèn luyện khả năng tư duy cho HS.