[14],[26]
a. Giai đoạn 1
- Nghiên cứu chương trình, tài liệu, SGK để xác định mục tiêu nội dung, độ rộng sâu kiến thức.
- Xây dựng và trao đổi với đồng nghiệp, với chuyên gia ...để sửa chữa chỉnh lý. Giai
đoạn này là giai đoạn định tính phải thoả mãn tiêu chuẩn định tính của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.
b. Giai đoạn 2
Trắc nghiệm thử, kiểm định độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của câu hỏi. Có thể gọi
đây là giai đoạn định lượng, giai đoạn đo các chỉ tiêu nêu trên. Khi các câu hỏi thỏa mãn các tiêu chuẩn định lượng mới đưa vào sử dụng.
c. Giai đoạn 3
Sử dụng vào các mục tiêu dạy học. Các câu hỏi đạt tiêu chuẩn định tính, định lượng sẽđược đưa vào trắc nghiệm chính thức.
Các tiêu chuẩn định lượng được xác định như sau: + Độ khó từ 0,1 0,9 (ít nhất có 10% thí sinh trả lời đúng ) + Độ phân biệt dương và > 0,1.
+ Mỗi phương án chọn có ít nhất 3 5% thí sinh chọn.
Khi có hệ thống câu hỏi rồi, tùy thuộc vào nội dung kiến thức của câu hỏi, mức độ
nhận thức đo được, độ khó, độ phân biệt mà sử dụng với mục đích khác nhau trong quá trình dạy học. Quy trình này được biểu diễn bằng sơđồ 1.4
Sơđồ 1.4. Qui trình xây dựng câu hỏi TNKQ
Xây dựng câu hỏi Kiểm định Chỉ sốđo. Sử dụng một số mục tiêu dạy học
Một câu trắc nghiệm nếu không có thí sinh nào trả lời được, hoặc tất cả thí sinh trả
lời đúng đều không có giá trị trong kiểm tra –đánh giá. Do vậy, độ khó nên từ
0,10,9. Nghĩa là câu hỏi quá khó nếu 90% không trả lời được, hoặc câu trả lời quá dễ nếu trên 90% HS trả lời được. Độ phân biệt phải > 0,1. Nếu một câu hỏi mà nhóm
Nghiên cứu chương trình môn học và các giáo trình, SGK sử dụng Lập ma trận Viết câu hỏi, lấy ý kiến đồng nghiệp và chuyên gia Trắc nghiệm thử Kiểm định các chỉ sốđo Chọn câu đạt, loại bỏ hoặc sửa chữa câu không đạt Sử dụng với mục đích khác nhau
HS yếu trả lời đúng bằng nhóm giỏi thì câu hỏi không có độ phân biệt cao và không có giá trị phân loại HS.
Một phương án chọn phải có ít nhất 3-5% HS chọn, một phương án sai mà không có thí sinh chọn thì phương án sai đó quá lộ, không còn là phương án gài bẫy hay mồi nhử nữa. Phải thay đổi bằng một phương án khác có giá trị hơn.
Tùy vào kết quả kiểm định mà có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những câu hỏi chưa
đạt. Việc ra câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đạt yêu cầu không phải là vấn đề đơn giản. Ngoài ra dữ kiện ngôn ngữ của đề thi phải tường minh, trong sáng, chính xác, câu hỏi mập mờ, sai ngữ pháp phải được loại bỏ.
Yêu cầu người ra đề thi phải có kiến thức bao quát, sâu sắc và nhiều kinh nghiệm