Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao (Trang 37 - 39)

82 143 184 168 118 3.14 8 Thầy (cơ) thường tạo bầ u khơng khí tho ả i má

2.3. Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học gồm 9 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học

- Đây là vấn đề then chốt khi thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học vì nĩ quyết định nội dung, các phương pháp dạy học cùng các hoạt động của GV và HS.

- Mục tiêu của bài là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học xong bài đĩ.

Yêu cầu đối với câu hỏi Các kiến thức liên quan Đối tượng học sinh Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học Chưa đạt yêu cầu Khơng nhất t í Thực nghiệm sư phạm Phương pháp dạy h Mục tiêu bài học Hồn thành câu hỏi Kiểm tra lại Xây dựng đáp án Phản biện với đồng hiệ

- Mục tiêu của bài gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu cần chú ý đến các kiến thức đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài. Mục tiêu được thể

hiện bằng các động từ cĩ thể lượng hĩa được với ba mức độ biết, hiểu, vận dụng. - Xác định rõ trọng tâm của tiết lên lớp.

- Đặc biệt là phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong chương trình giáo dục phổ thơng.

Bước 2: Xác định các kiến thức liên quan và điều kiện dạy học

Đây là vấn đề khá quan trọng khi GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học. GV phải biết mình đã trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho HS tránh tình trạng GV tốn nhiều thời gian giải quyết vấn đề HS đã biết rồi. Khi đĩ HS sẽ khơng cịn cảm thấy hứng thú với các câu hỏi của GV nữa. Trên nền tảng kiến thức mà HS đã biết, GV cần xây dựng các câu hỏi mang tính tư duy cao giúp HS nhớ lại và thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Từđĩ các kiến thức trong chương trình học sẽ khơng cịn quá nặng nề đối với HS, bước đầu giúp HS cĩ cái nhìn khái quát và hệ thống về nội dung bài học, HS nhớ bài lâu hơn.

Đối với các kiến thức khá mới, GV phải tìm các kiến thức liên quan ở các bài trước hoặc kiến thức trong thực tế cuộc sống để dẫn dắt, giảng giải cho HS hiểu và trả lời câu hỏi. GV khơng nên tự

trả lời câu hỏi do mình đặt ra.

Điều kiện dạy và học ở mỗi trường, mỗi địa phương sẽ cĩ rất nhiều điểm khác nhau. Tuy đây khơng phải là vấn đề then chốt nhưng cũng ảnh hưởng đến cách thiết kế, sử dụng câu hỏi và chất lượng giảng dạy. Nếu cĩ điều kiện làm thí nghiệm thì GV làm thí nghiệm (cĩ thể dùng đoạn phim thí nghiệm), GV sẽ yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng; nếu khơng cĩ điều kiện trang thiết bịđầy đủ thì GV cĩ thể dùng tranh ảnh rồi mơ tả thí nghiệm bằng lời sau đĩ yêu cầu HS giải thích; GV phải linh hoạt trong từng tình huống cụ thể.

Bước 3: Xác định đối tượng HS

Hầu hết trong các trường phổ thơng hiện nay cĩ đầy đủ các đối tượng HS: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Khi thiết kế bộ câu hỏi, GV phải nắm rõ tình hình, đặc điểm của HS trong lớp mình đểđưa ra bộ câu hỏi phù hợp với đa số HS trong lớp. Bên cạnh những câu hỏi tư duy, sáng tạo cho HS khá giỏi cần phải cĩ những câu hỏi đơn giản cho HS trung bình, yếu kém.

Tuy nhiên đối với trường chuyên, lớp chọn thì trình độ HS khá đồng đều và đa số là HS khá giỏi nên GV cĩ thểđưa thêm những câu hỏi mang tính thách thức, địi hỏi HS phải tư duy ở cấp độ cao, hạn chế những câu hỏi quá đơn giản nhìn vào đã biết câu trả lời.

Phương pháp là con đường để GV đạt được mục đích dạy học. Phương pháp hiệu quả sẽ giúp GV thành cơng trong dạy học. Việc xác định các phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp, giúp HS tự học ở mức độ cao nhất để tìm tịi phát hiện kiến thức mới phù hợp với đối tượng HS.

Khơng cĩ phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều cĩ những điểm mạnh và hạn chế

riêng. Do đĩ việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp phải dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất.

Bước 5: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Sau khi đã thực hiện bốn bước trên và dựa vào yêu cầu đối với câu hỏi GV xây dựng bộ câu hỏi

định hướng bài học. GV thực hiện theo trình tự sau: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung. Bộ câu hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc thiết kếđã đề xuất ở phần 2.2.

Bước 6: Xem xét các câu hỏi cĩ phù hợp mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra

Khi thiết kế GV đã tuân thủ các nguyên tắc nhưng khơng phải là khơng cĩ sai sĩt. Do đĩ, sau khi thiết kế GV phải đọc lại hệ thống câu hỏi mà mình đã soạn. Xem xét từng câu hỏi cĩ phù hợp nội dung bài học khơng? Hình thức câu hỏi cĩ đúng khơng? Cách diễn đạt cĩ phù hợp với HS khơng? Hệ thống câu hỏi cĩ tính logic khơng? Các câu hỏi cĩ phù hợp với phương pháp dạy học khơng?

Bước 7: Chia sẻ và tranh thủ sự gĩp ý của đồng nghiệp

Kiến thức là vơ tận, việc học là việc làm suốt đời “Học, học nữa, học mãi”. Một người khơng thể

thấy hết mọi khía cạnh của một vấn đề. Do đĩ, khi chia sẻ bộ câu hỏi với đồng nghiệp đơi khi ta lại thu nhận nhiều đĩng gĩp rất quý báu về cách đặt câu hỏi, nội dung và cách dùng từ sao cho phù hợp nhất với HS.

Do đĩ trước khi sử dụng ta phải phản biện với các đồng nghiệp vềđộ chính xác (về nội dung và cấu trúc), độ tin cậy (độổn định của kết quảđánh giá), tính khả thi (chất lượng câu hỏi tốt, thời gian hợp lí, sát với đối tượng) của bộ câu hỏi.

Bước 8: Thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức (nếu cĩ điều kiện). Bước 9: Chỉnh sửa và hồn thiện bộ câu hỏi cho từng bài học.

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)