Về yếu tố định vị và truyền thông.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu Công ty quảng cáo và truyền thông ADCOM (Trang 59 - 66)

1. Giải pháp cho hoạt động marketing của công ty.

2.2. Về yếu tố định vị và truyền thông.

Phần trên đã nêu nên kiến nghị đối với yếu tố hình ảnh của công ty, những việc thay đổi vấn đề đó là việc cần phải được tính toán và cân nhắc kỹ càng, có khi biết là nó không được tốt nhưng cũng cũng có khi không được phép thay đổi. Nếu thay đổi thì cần cân nhắc kỹ càng đánh giá trên nhiều mặt như: Chi phí để truyền thông cho việc thay đổi, những nhận biết và đánh giá của khách hàng sau việc này… Đây là việc đánh giá của một cá nhân, cũng có thể vướng phải những điểm chủ quan, Vi trong nghệ thuật thì có người cho là cài này đẹp, là phù hợp nhưng người khác lại không nghĩ như vậy.

Nhưng việc xác định các yếu tố định vị của công ty là việc có thể thay đổi được trong các khoảng thời gian khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của công ty trong hiện tại và tương lai.

Ở phần trên ( các giải pháp cho hoạt động marketing của công ty đã nêu nên các giải pháp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra cho công ty trong hiện tại và tương lai). Các yếu tố về truyền thông hình ảnh của công ty chỉ giúp phần truyền tải nhanh chóng những đặc tính của công ty.

Do lĩnh vực, và ngành nghề quy định thì yếu tố để công ty định vị là: Giá cả, chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại có thể là những vũ khí sắc bén để định vị, nhưng đâu là lợi thế cạnh tranh của bạn? Một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh sẽ hỗ trợ

bạn trở nên hơn hẳn so với những đối thủ còn lại. Mặc dù các yếu tố này cũng rất nhiều công ty lấy nó làm cơ sở để định vị nhưng trong nó còn có nhiều cấp độ khác nhau và còn tùy thuộc vào đối thủ cạnh tranh của từng công và đoạn thị trường nào mà công ty hướng tới.

Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, cần có một kế hoạch toàn diện, và có hệ thống đảm bảo sự phối hợp giữa các hình ảnh của công ty vừa có các hoạt động xúc tiến và theo dõi

Sau đây là bốn bước trong kiến nghị của quá trình phát triển thương hiệu sau khi đã có những nghiên cứu về thực trạng của công ty :

Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu; Định vị thương hiệu;

Xây dựng chiến lược thương hiệu; Xây dựng chiến lược truyền thông;

Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu.

Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này, điều này đã được nhân. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:

• Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác. Ví dụ đặc tính cơ bản của Aquafina là: Nước tinh khiết đóng chai; Logo màu trắng trên nền xanh mát mẻ với màu đỏ của mặt trời trên dãy núi. xanh với sóng trắng, rõ nét, khác biệt.

Đối với công ty ADCOM các nhận biết cơ bản về sản phẩm như trên cũng đã có nhưng còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét Những giải pháp cho phần này đã được đề cập ở phần trên

• Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng. Đối với loại hình doanh nghiệp làm việc trong ngành quảng cáo thì các lợi ích mà công ty cần cung cấp cho khách hàng phải là những lợi ích có thể được cảm nhận một cách dễ dàng như chật lượng.

Đối với vấn đề này thì công ty đã mang lại cho khách hàng của mình những lợi ích về mặt vật chất nhưng chưa đem lại cho khách hàng những lợi ích về mặt cảm xúc như khách hàng tự hào khi làm việc với công ty. Để làm được điều này thì việc tăng uy tín cho công ty là điều cần được tiến hành. Một khi thương hiệu của công ty được tạo dựng một cách tốt đẹp đối với khách hàng thì các lợi ích đó dần dược đáp ứng.

• Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng. Để đảm bảo thực hiện được điều này thì công ty cần hoàn thiện hệ thống tín hiệu như các nhận biết cơ bản ở trên, các yếu tố thuộc về tài sản cố định các trang thiết bị văn phòng của công ty. Và đặc biệt là hoạt động marketing nội bộ của công ty cần được thực hiện một cách tốt hơn, đảm bảo cho các nhân viên công ty luôn ý thức được việc mình làm và có một tình cảm tốt đẹp về công ty. Đảm bảo kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý sẽ làm cho khách hàng có được cảm nhận tốt hơn về các lợi ích mà công ty cung cấp. Việc tăng cường hoạt động marketing nội bộ có thể được tiến hành bằng cách tăng các buổi họp, tăng sự đoàn kết giữa các nhân viên trong công ty. Cố gắng làm cho mọi người có cảm giác lúc làm việc như đang ở nhà.

• Tính cách thương hiệu/ Brand personlization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao? Đây cũng có thể nói là những cái nổi bật những cài riêng có của thương hiệu

• Tinh chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu. Đối với công ty thì chưa làm được điều này slogan là “we are ADCOM “ chưa nói lên điều gì. Cần có một câu khẩu hiệu mà qua đó có thể nói lên đượclợi ích của sản phẩm, những đặc tính lợi ích của sản phẩm của công ty.

Bước 2: Định vị thương hiệu

Ở đây công ty nên định vị theo các cấu trúc nền móng của thương hiệu tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn cái đặc tính nào làm cốt lõi. Đối với công ty nên chọn cái định vị là “ niềm tin thương hiêu” trong đó khẳng định các lợi ích đem lại cho khách hàng như chất lượng, dịch vụ “sau khi mua”…

• Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu . Nhấn mạnh vào những lợi ích của khách hàng khi mà tiêu dùng thương hiệu như là khi làm việc với công ty khác hàng luôn tiết kiệm được thời gian đồng thời vẫn có được những sản phẩm chất lượng…

Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu Đề xuất các việc cần giải quyết ngay.

1. Nâng cao chất lượng của chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc, tìm kiếm khách hàng mới : Đây là việc cần thiết phải làm trước tiên một mặt duy trì sự hoạt động của toàn bộ công ty giúp công ty phát triển, mặt khác nó giúp cho sự định vị trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty diễn ra một cách có hệ thống hơn.

2. Hạ giá thành sản phẩm : Đây có thể là việc sống còn của công ty chứ không phải là việc định vị của công ty. Để đảm bảo trong cạnh tranh thì công ty cần có các biện pháp giảm giá thành như: tăng nhân viên thiết kế, hiện đại hoá máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân viên…

Bên cánh đó cần có các hoạt động khuyến mãi cho khách hàng, ngoài việc khuyến mãi cho doanh nghiệp thuê quảng cáo cần có những quan hệ tốt với trưởng phòng hay người phụ trách lĩnh vực quảng cáo của các doanh nghiệp đó.

Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên)bao gồm:

• Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm

• Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm. Để đạt được mục tiêu trong từng năm và trong dài hạn thì phải có một mức chi tiêu hợp lý cho công việc này. Hãy coi việc đầu tư cho thương hiệu là một khoản đầu tư dài hạn chứ không phải là một khoản chi phí, có như vậy thì hoạt động đầu tư mới có thể diễn ra một cách thường xuyên.

Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông

Hiện nay lĩnh vực truyền thông cho thông cho công ty nói chung và cho thương hiêu hầu như chưa có, để đảm bảo xây dựng thương hiệu được tốt thì cần phải có một kế hoạch truyền thông cụ thể như:

Công ty có tổ chức sự kiện cho một số doanh nghiệp, thông qua các công việc này gắn công ty mình vào hoạt động này bằng cách in hoặc gắn tên công ty thực hiện sau một sô bảng hoặc tờ rơi trong tài liệu của doanh nghiệp thuê làm sự kiện

Đối với công ty hiện nay việc truyền tải thông điệp có thể thực hiện thông qua các hoạt đông như: các hoạt động chăm sóc khách hàng, các hoạt động tìm kiếm khách hàng với việc chào hàng trực tiếp bằng tiếp xúc, hoặc gián tiếp thông qua thư và điện thoại. Thông qua các bao bì sản phẩm, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn về các lĩnh vực của kinh doanh như quảng cáo , thương hiệu…

Có các hoạt động tiếp xúc với báo chí, vận động hành lang… đây là công việc rất có hiệu quả trong xây dựng thương hiệu nói chung và hoạt động của công ty nói riêng.

3.Các kiến nghị đối với nhà nước về lĩnh vực quảng cáo và lĩnh vực thương hiệu.

Đối với lĩnh vực quảng cáo.

Không phủ nhận một điều rằng từ khi pháp lệnh Quảng cáo ra đời, kèm theo đó là những nghị định, quy định, công văn của nhà nước, chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện các hoạt động Quảng cáo, thì Quảng cáo của Việt Nam đã có những bước chuyển mình rất khả quan và đáng khích lệ. Tuy nhiên, do đây vẫn còn là một ngành non trẻ ở Việt Nam nên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn ban đầu. Đã có những quy định của nhà nước không thích hợp và khả thi khi áp dụng cho hoạt động Quảng cáo ở Việt Nam. Ở đây, tác giả chỉ dám mạo muội đưa ra những ý kiến riêng của cá nhân, những mong Quảng cáo ở Việt Nam ngày một phát triển hơn nữa, ví dụ như là việc quy định ngân sách dành cho quảng cáo ở mức hạn chế là 5% điều này không phù hợp ở chỗ là từng loại hình doanh nghiệp là khác nhau vì vậy mức độ dành cho quảng cáo là khác nhau và điều quy định này hạn chế việc quảng bá cho doanh nghiệp mình của các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập trong khi các công ty lớn thì có thể quảng cáo với một quy mô rất lớn.

Việc có một bộ luật hoàn chỉnh về quảng cáo là việc rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho hoạt động quảng cáo diễn ra một cách có quản lý hơn và góp phần tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực thương hiệu.: đây là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, ngoài việc có các văn bản quy định việc đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu, thương hiệu. Việc bảo hộ cho các thương hiệu, nhãn hiệu ơ nước ta diễn ra rất yếu, việc bị nhái, bắt chước nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp thường xuyên diễn. Đối với lĩnh vực này có kiến nghị với nhà nước đó là ban hàng các văn bản quy định chi tiết đối vớ vấn đề này. Đồng thời cùng với các văn bản thì cần có chế tài sử lý đối với việc vi phạm bản quyền và cần tiến hành các biện pháp quản lý đối với lĩnh vực này nhằm làm tạo một môi trường tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Tuy vấn đề pháp triển thương hiệu của các doanh nghiệp là việc của các doanh nghiệp, nhưng trong kiện nước ta hiện nay các doanh nghiệp của nước ta hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô kinh doanh chưa lớn, sự hiểu biết về thị trường chưa được tôt đặc biệt là thị trường quõc tế. Vì vậy để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể có điều kiện phát triển thương hiệu cho mình thì vẫn rất cần sự trợ giúp của nhà nước và các tổ chức đối với vấn đề này như: Nhà nước có sự hỗ trợ cho các sự án phát triển thương hiệu của từng ngành từng lĩnh vực nào đó, các cơ quan tổ chức của chính phủ ở trong nước và nước ngoài cung cấp các thông tin cần thiết để cho các doanh nghiệp trong nước có thể thâm nhập và phát triển thương hiệu ở thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực thương hiệu đối với Việt Nam hiện nay tuy là khá mới mẻ, nhưng với sự năng động trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tìm kiếm thông tin thì một số doanh nghiệp của Việt Nam đã có những hiểu biết và có những việc làm cần thiết để xây dựng thương hiệu của chính doanh nghiệp mình. Với sự phát triển mạnh của ngành quảng cáo giúp cho việc truyền thông quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp được diễn ra một cách dễ dàng hơn, nhưng nó cũng tạo cho doanh nghiệp nhiều đối thủ cạnh tranh ở mọi lúc mọi nơi.

Việc xây dựng thương hiệu cho từng doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, vấn đề thương hiệu sẽ là trọng tâm của việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt trong hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp thì thương hiệu có một lợi thế rất lớn.

Bài báo cáo đã nêu ra thực trạng và giải pháp cho phát triển thương hiệu của một công ty. Tuy không phản ánh được đầy đủ các mặt của thực trạng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp khác nhau trên đất nước, nhưng qua đó cũng phản ánh một phần nào thực trạng về thương hiệu của các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Qua bài báo cáo có thể thấy được những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại của công ty. Và các giải pháp đưa ra tuy có phần chủ quan của một cá nhân nhưng nó cũng là giải pháp cần được tham khảo. . Với niềm tin vào sự nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty ADCOM và những phương hướng hoàn thiện của công ty ADCOM trong tương lai. Tôi cho rằng công ty ADCOM sẽ trở thành một trong những thương hiệu thành công trên thị trường quảng cáo Việt Nam vào những năm tới .

Một lần nữa tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo VŨ TRÍ DŨNG đã tận tình chỉ bảo tôi rất nhiều trong thời gian qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn giám đốc và toàn thể nhân viên của công ty quảng cáo và truyền thông ADCOM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên ngành này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu Công ty quảng cáo và truyền thông ADCOM (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w