II Quy hoạch, kế hoạch cụ
4 Hiến đất để xây dựng đường, trường 50
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân
trình mục tiêu đã có trên địa bàn, huy động vốn của các doanh nghiệp bằng các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết, vốn tín dụng chính sách xã hội và vốn tín dụng thương mại của các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Để phát triển bền vững, lâu dài cần tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao nội lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng để trở thành nguồn lực chủ yếu nhất xây dưng NTM.
Cho đến nay phần lớn các vùng nông thôn của các xã đang thực hiện xây dựng NTM, tuy có phát triển nhưng thiếu bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Người dân thiếu việc làm ổn định, đói nghèo giảm chậm có xu hướng tái nghèo, tái mù chữ; cịn một số ít dân cư sống dưới mức nghèo. Xã hội nông thôn chưa được tổ chức thích hợp với q trình CNH - HĐH, dân chủ cơ sở còn thiếu ở nhiều nơi, mâu thuẫn xã hội gia tăng; hiện tượng “Lão hóa, Thiếu nhi hóa, Nữ hóa” có thể xuất hiện ngày càng rõ nét; văn hóa truyền thống bị mai một. Đây là vấn đề cơ bản và lâu dài, càng nóng vội thì kết quả càng không đạt được như mong muốn. Cho nên đặt ra vấn đề với tất cả các cấp các ngành của địa phương cần có sự vào cuộc chắc tay, có sự đồng thuận cao của tất cả các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của các tầng lớp trong cộng đồng.
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và đời sốngnhân dân nhân dân
Nâng cao đời sống, tăng thu nhập đối với nhân dân địa phương huyện miền núi như Phú Lương là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với lãnh đạo, chính quyền, Ban chỉ đạo xây dựng NTM và toàn thể cộng đồng dân cư. Đây là một giải pháp mang tính trọng tâm và then chốt đối với huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
dẫn Ban QL NTM các xã: đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động; quan tâm đặc biệt đến sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp; tính hiệu quả, bền vững của dự án thay vì các mơ hình nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình. Tập trung triển khai các hoạt động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhân dân lựa chọn mơ hình sản xuất, cơng nghệ sản xuất với các giống cây trồng - vật ni có giá trị kinh tế cao; phát triển mạnh ngành nghề, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động về bảo vệ môi trường cộng đồng dân cư: phát động phong trào nhân dân trồng xây xanh ven các tuyến đường, xây dựng các tuyến hàng rào xanh; xây dựng biogas, hố xí tự hoại, thu gom và xử lý rác thải hộ gia đình; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về mơi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Tập trung vào nội dung chính như: chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và các chính sách an sinh xã hội. Các sở ngành, huyện chỉ đạo Ban QL NTM xã xây dựng các đề án, dự án thay vì xây dựng mơ hình nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình để triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, bền vững theo quy hoạch, đảm bảo mục tiêu nâng cao thu nhập theo mục tiêu đề án NTM đã được phê duyệt. BCĐ NTM huyện chủ động phối hợp với Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác củng cố, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các HTX, Tổ hợp tác SX gắn với quan hệ SX phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp HTX để xây dựng và thực hiện phương án hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của các xã điểm xây dựng NTM, sản phẩm các ngành nghề nông thôn, tạo ra động lực phát triển để xây dựng NTM các xã còn lại của huyện đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn xã nơng thơn mới trên tồn huyện.
Kiến nghị với BCĐ xây dựng NTM Trung ương và tỉnh như sau: Với cơng thức hướng dẫn Chính phủ đưa ra về nguồn lực tài chính: vốn đóng góp của dân 10%; doanh nghiệp 20%; tín dụng 30%; từ ngân sách 40%. Trong giai đoạn đầu XDNTM vốn ngân sách đóng vai trị rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và niềm tin để huy động các nguồn đóng góp khác, tuy nhiên nguồn đầu tư ngân sách không đủ, không kịp thời, thường tập trung vào cuối năm làm cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Sự đóng góp của dân phụ thuộc xuất phát điểm các xã ở mỗi vùng có sự khác nhau về thu nhập. Vì vậy, nội dung huy động các nguồn vốn cần được điều chỉnh phù hợp với thực tế.
KẾT LUẬN
Từ sự cấp thiết nghiên cứu đánh giá tình hình xây dựng NTM 5 xã điểm của huyện Phú Lương, luận văn đã tập trung giải quyết vấn đề cơ bản như sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chương trình xây dựng nơng thơn mới, đồng thời luận văn thông qua kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia và một số địa phương trong nước rút ra được những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho huyện Phú Lương
Trên cơ sở lý luận, luận văn tập trung đánh giá thực trạng tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 5 xã điểm của huyện Phú Lương có thể rút ra một số nhận xét. Thơng qua phân tích thực trạng luận văn đã nêu ra được những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xây dựng NTM.
Lấy cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới 5 xã điểm của huyện Phú Lương, luận văn đưa ra 6 giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện nhân rộng việc xây dựng NTM đến năm 2020 trên tồn huyện có hiệu quả.
Từ sự nghiên cứu trên, tác giả nhận thức về thực hiện xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, rất cần thiết nhất là với một huyện miền núi trung du phía Bắc. Các giải pháp đề xuất chưa thể bao quát và đầy đủ. Do sự hạn chế về sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu, luận văn cịn những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến quý giá của các thầy, cô./.