Các đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

3.1.2.1. Nhân lực

Phú Lương có tổng số 106.172 người, với 27.282 hộ vào năm 2011. Mật độ dân số 288 người/km2 phân bố không đều, mật độ cao nhất là 3.760

người/km2 là thị trấn Giang Tiên, thấp nhất là 137 người/km2 ở xã Yên Ninh. Nhân khẩu nông nghiệp chiếm 76% với 80.126 người, phi nơng nghiệp chiếm 24% với 25.303 người.

3.1.2.2.. Tình hình kinh tế - xã hội

- Về giao thơng: Là huyện có lợi thế về giao thông cả đường bộ và đường thủy, quốc lộ 3 chạy dài 38 km qua 8 xã và thị trấn, có hai đầu mối giao thơng đi huyện Đại Từ, Định Hóa sang Tun Quang. Hệ thống giao thơng liên xã, liên thôn tương đối hồn thiện, chỉ cịn một số xóm chưa có đường cho xe cơ giới.

- Về điện: Hầu hết các thơn, xóm có điện lưới quốc gia trong tồn huyện. - Thủy lợi: Hiện nay mạng lưới thủy lợi chưa hồn chỉnh, một số cơng trình xây dựng trước đây đã xuống cấp, cần phải nâng cấp, đồng thời còn nhu cầu lớn về tưới tiêu khi thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới.

- Giáo dục: Về cơ bản đã xóa phịng học tạm, đã và đang xây dựng mới kiên cố. Năm 1999, 16 đơn vị hành chính đã được cơng nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục theo chuẩn quốc gia. Năm 2012 có 21.593 học sinh, bậc tiểu học có 7.840 học sinh, mầm non 4.562 em, trung học cơ sở có 5.666 em, trung học phổ thơng có 3.525 em. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học liên tục được tăng cường.

- Về y tế: Hiện nay huyện có một Bệnh viện đặt ở thị trấn Đu được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp và lạc hậu cả về trang thiết bị y tế, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; một phòng khám đa khoa khu vực đặt tại xã Hợp Thành. Tất cả 16 xã và thị trấn đều có trạm y tế. Mạng lưới y tế của huyện đến nay đang được quan tâm, củng cố, kiện tồn. Cơng tác kế hoạch hóa gia đình, phịng chống dịch bệnh, hoạt động tăng cường đã hạn chế nhiều loại dịch bệnh.

- Từ năm 2010 - 2012, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

nhưng không mạnh mẽ; tỷ trọng công nghiệp chiếm 32,27%, nông nghiệp chiếm 40,07%, dịch vụ chiếm 27,06% năm 2012, như vậy tỷ trọng nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Nhìn chung, các điệu kiện tự nhiên, KT-XH của huyện cũng ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình thực hiện xây dựng nơng thơn mới ở một số các khía cạnh như: việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đề phải phụ thuộc vào mùa vụ, vào tháng mùa mưa không thể thi cơng các cơng trình xây dựng, dẫn tới tiến độ thi công không thể đảm bảo kế hoạch; để tăng năng suất cây trồng, chuyển đổi mùa vụ gặp khó khăn do thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, độ che phủ rừng thấp, lũ lụt hay xảy ra làm cho đất bạc màu nhanh; địa hình khơng bằng phẳng để thiết kế cánh đồng mẫu lớn cung cấp sản phẩm hàng hóa tập trung… Từ đó làm cho việc tăng cao thu nhập của người dân, nhất là nơng dân cịn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w