Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 97)

II Quy hoạch, kế hoạch cụ

4 Hiến đất để xây dựng đường, trường 50

3.3.6. Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương

huyện Phú Lương

3.3.6.1. Những thuận lợi trong triển khai thực hiện

Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại 5 xã điểm của huyện Phú Lương có những thuận lợi cơ bản như sau:

Một là, XDNTM là chương trình mục tiêu quốc gia, là một địi hỏi khách quan, có nội dung mang tính thực tiễn rất lớn, là chương trình giải quyết vấn đề bức xúc của nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn, là chương trình mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống nhân dân trong nông thôn. Từ vai trị, ý nghĩa trên mà chương trình đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng, quan tâm và kỳ vọng của phần lớn cán bộ, người dân trong nông thôn, chương trình đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Hai là, sau khi có Nghị quyết, quyết định của cấp trên, huyện Phú Lương và 5 xã điểm đã tích cực triển khai, kịp thời theo 7 bước tiến hành, cụ thể hóa 11 nội dung của 19 tiêu chí làm cơ sở cho sự thống nhất về nhận thức

và nội dung các tiêu chí. Ban chỉ đạo của từng xã đã ban hành các văn hướng dẫn về quy hoạch, lập dự án, lập kế hoạch để tiến hành thực hiện chương trình, đơn đốc thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung cụ thể của từng tiêu chí. Ban chỉ đạo các xã thường xuyên thực hiện chế độ giao ban, đi kiểm tra và giám sát thực tế.

Ba là, thực hiện theo chỉ đạo của huyện, Ban chỉ đạo từng xã đã triển khai quán triệt rõ mục đích, u cầu và có sự chuẩn bị chu đáo cho triển khai kế hoạch và hàng loạt các công việc liên quan tới từng tiêu chí. Các xã đã chủ động mời cơ quan tư vấn theo định hướng của huyện để tổ chức tốt công tác khảo sát, đánh giá thực trạng cho từng xã. Trên cơ sở đó, xây dựng đề án theo 19 tiêu chí, xác định nhu cầu đầu tư, xác định việc động viên các nguồn lực phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng xã. Tất cả Ban chỉ đạo của 5 xã đều ưu tiên cho công tác quy hoạch, coi cơng tác quy hoạch là khâu đột phá. Từ đó xác định rõ mơ hình xây dựng, cách tiến hành xây dựng và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bước đầu triển khai 2 năm đã rút ra được một số kinh nghiệm về xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bộ mặt nông thơn của từng xã, từng xóm đã sự thay đổi theo hướng phát triển, sạch, đẹp.

Bốn là, bộ máy tổ chức của từng xã đã hình thành và kiện tồn ngay từ ban đầu, tất cả các thành viên được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng trong hệ thống chính trị để thực hiện các nội dung của 19 tiêu chí. Cán bộ xã, thơn và nhân viên chuyên trách được dự các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về xây dựng nông thôn mới do cấp huyện, tỉnh tổ chức.

Ban chỉ đạo các xã tổ chức hội nghị, hội thảo bằng phương pháp truyền tải thơng tin trực tiếp theo nhóm, theo xóm để phổ biến tuyên truyền những vấn đề cơ bản của chương trình xây dựng NTM.

3.3.6.2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân thực hiện xây dựng NTM - Những khó khăn, hạn chế:

Thực tế triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 5 xã điểm huyện Phú Lương có một số khó khăn sau:

+ Hiện tại cịn một số cán bộ và nhân dân còn nhận thức chưa rõ, chưa đầy đủ về ý nghĩa, nội dung chủ yếu của chương trình, chủ thể của chương trình, nguồn lực và phương pháp huy động nguồn lực tại chỗ của xã, thơn. Cịn một số thơn xóm cịn trơng chờ sự chỉ đạo của cấp trên, thiếu tình chủ động, một số người dân còn mong đợi, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước.

+ Sự phối hợp của cả hệ thống chưa thật sự nhịp nhàng từ trên xuống cơ sở thơn, xóm. Cơng tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục, chưa thể hiện rõ điểm mấu chốt của từng tiêu chí, lúng túng việc xác định Nhà nước làm gì, hỗ trợ bao nhiêu về cái gì; nhân dân làm gì, phải góp phần những phần việc gì, bằng cái gì; các cơ quan đồn thể làm gì. Từ đó xuất hiện sự chờ đợi, đùn đẩy, khơng mạnh dạn để tìm ra cách làm tốt nhất, có lúc có nơi chạy theo số lượng các tiêu chí mà chưa quan tâm về chất lượng chi tiết từng nội dung của mỗi tiêu chí xây dựng NTM.

+ Về năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế nhiều mặt. Nó được thể hiện việc sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các thành viên, sự vào cuộc của một số ngành chưa thật sự rõ ràng. Cán bộ cấp xã, thơn xóm về trình độ cịn yếu kém, có một số người ngại khó, thiếu quyết tâm. Việc tiến hành các nội dung, công tác quy hoạch được coi là mấu chốt vẫn triển khai chậm tiến độ kéo theo tiến hành các công tác khác cũng bị chậm. Chất lượng quy hoạch các đề án quy hoạch chưa thật tỷ mỷ, sâu sắc, đầy đủ và chuẩn mực. Một số xã chưa sâu sát, còn thụ động với vấn đề quy hoạch. Trong quy hoạch chưa đề xuất rõ các hình thức quản lý có hiệu quả và kể cả hình thức quản lý quy hoạch chung và một số nội dung quy hoạch khác... Còn lúng túng trong quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật ni ở cơ sở thơn xóm, kể cả ở xã và kết cấu hạ tầng cơ sở, cách khắc phục ô nhiễm môi trường và cách huy động nguồn lực.

+ Việc rà soát các nội dung theo nội dung các tiêu chí chưa sâu, việc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật vào từng nội dung còn ước lượng, áng chừng dẫn tới đánh giá về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia. Các tiêu chí này cịn được coi là các cơng thức hóa nơng thôn mới, bị ràng buộc, nên việc vận dụng các tiêu chí bị cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

+ Việc thực hiện xây dựng NTM thường được Ban chỉ đạo xã và Ban phát triển thôn chọn các chỉ tiêu dễ làm trước, khó làm sau, thường quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng, thiếu sự quan tâm đến tăng thu nhập cho dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hoặc thiếu quan tâm đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng…

+ Việc công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực chưa kịp thời, cịn gặp khó khăn.

+ Cơ chế cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt khơng rõ. Phát huy vai trị làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ bàn bạc trong quá trình lập các kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá công việc theo tiêu chí chưa thật sự chất lượng và cịn gặp khó khăn.

+ Về dân chủ hóa trong một số nội dung chưa thể hiện rõ trong thực hiện dự án, dự án còn dàn trải, chưa thể hiện rõ nội dung trọng tâm để có quyết tâm thực hiện. Một số xã tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng, chưa thật sự quan tâm tới phát triển kinh tế, sản xuất, chưa thể hiện biện pháp đột phá có tính chuyển biến nhanh nơng thơn, một số giải pháp tài chính chưa thật rõ để thực hiện các nội dung của một số tiêu chí.

+ Bản thân 5 xã diểm có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, việc đổi mới các hình thức sản xuất có phần chậm chạp và có sức ỳ lớn. Lao động nơng thơn của các xã có chất lượng thấp (xã Ơn Lương). Mơ

hình sản xuất nơng nghiệp (trang trại, gia trại, nơng hộ) có hiệu quả cịn ít về số lượng. Trong đào tạo nghề nông thôn chưa thực sự gắn kết với điều kiện sản xuất và nhu cầu sản xuất tại chỗ, còn bị bỏ phí sau đào tạo nghề.

+ Một số chính sách xã hội ở nơng thơn thực hiện chậm, chưa đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo. Một số vấn đề bức xúc của dân chưa đủ năng lực giải quyết kịp thời ở một số cán bộ trong xã, thơn.

+ Cịn có tiêu chí chưa thực sự phù hợp, gây khó khăn trong q trình thực hiện với thực tế miền núi: Ví dụ về tiêu chí vật chất văn hóa với u cầu về diện tích xây dựng và người để quản lý nhưng khơng có kinh phí bảo đảm, nhà văn hóa thơn đã xây dựng cịn bị lãng phí, hàng năm khơng sử dụng thường kỳ, chỉ tổ chức sinh hoạt một số lần. Về tiêu chí mơi trường với nội dung cụ thể quy hoạch các nghĩa trang nhân dân là việc làm rất khó thực hiện khi quy hoạch tập trung, bởi nhiều lý do khác nhau như phong tục chôn cất, tập quán cúng tế, ý thức hệ và tâm linh… của các cộng đồng dân tộc khác nhau trên địa bàn của huyện Phú Lương.

- Nguyên nhân những hạn chế:

Một là, chưa quán triệt sâu, rộng để tạo ra nhận thức thống nhất về nội dung và cách làm theo từng tiêu chí xây dựng nơng thôn mới. Công tác thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên, thiếu hệ thống, chưa phổ biến sâu rộng đến từng người dân, chưa đủ mạnh và thiếu sức thuyết phục. Nhận thức của cán bộ, nhân dân cịn phiến diện, khơng đầy đủ. Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư chưa thật sự chú trọng trong nội dung xây dựng đường thơn xóm sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh mơi trường cơng cộng và đối với từng gia đình. Hai là, cùng một thời điểm người dân phải thực hiện khơng ít nội dung liên tục, thường xun, cần phải có thời gian để thực hiện, trong khi mong muốn của họ là nhanh chóng cải thiện đời sống. Vì thế, có nội dung khó nhưng vẫn phải thực hiện, dẫn tới hiệu quả thấp, chất lượng không bảo đảm.

Ba là, cách hiểu của cán bộ, nhân dân còn một số chưa thấu đáo, chưa đổi mới về xây dựng nông thôn mới hiện nay, XDNTM là chỉnh trang trên cơ sở nông thôn truyền thống để điều chỉnh cho hợp lý, gắn với hiện đại chứ không phải phá đi làm lại từ đầu. Cán bộ chưa sâu sát hướng dẫn nhân dân ở thơn, xóm lựa chọn và đăng ký những nội dung phù hợp theo các tiêu chí để họ có thể chủ động và tự giác thực hiện. Người dân còn mang nặng tư duy tiểu nông, ngại thay đổi, thiếu chủ động sáng tạo.

Bốn là, việc cân nhắc, bố trí vốn và các nguồn lực khác chưa tương xứng với nhiệm vụ, nội dung từng tiêu chí, có những phần bố trí mang tính chất cảm tính. Mức bố trí về vốn của Trung ương cịn thấp, hạn chế so với quy mô triển khai do nguồn lực cần huy động rất lớn. Bản thân Phú Lương là huyện miền núi cịn nhiều khó khăn, nên việc dành ngân sách địa phương cho XDNTM càng căng thẳng và khó khăn. Cơ chế thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chưa rõ ràng, chưa phù hợp, dẫn tới chưa có sức hấp dẫn về đầu tư để xây dựng NTM của huyện.

Năm là, một số văn bản hướng dẫn thực hiện cịn chậm, có những nội dung chưa phù hợp thực tiễn. Cơ chế, thủ tục giải ngân, thanh quyết tốn cơng trình vốn ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý xây dựng cơ bản tuy đã có cải tiến, song chưa trở thành quy định pháp lý ổn định.

Sáu là, phát huy năng lực giám sát của cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên, liên tục, việc giám sát chưa đạt hiệu quả cao, do chưa được đào tạo bài bản, chính quy.

Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới của nông

thôn nước ta, một nông thôn hiện đại phải hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nơng thơn văn minh, hiện đại những vẫn gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, ở đó người nơng dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng các giá trị văn hóa mới, vừa để họ có ý thức hơn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của cha ơng. Là một chương trình tồn bộ hệ

thống chính trị chung lịng, chung sức xây dựng. Nơi nào có sự đồng thuận, đồn kết cao trong đảng, trong dân thì phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ rất thuận lợi, nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thấy được trách nhiệm của mình trong thơn, xã thì nơi đó phong trào xây dựng nơng thơn mới sơi động. Đó là vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cịn hạn chế về xây dựng nơng thơn mới.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w