Nâng cao chất lượng, tiến độ quy hoạch và nội dung văn bản hướng dẫn lập quy hoạch NTM cấp xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 104)

II Quy hoạch, kế hoạch cụ

4 Hiến đất để xây dựng đường, trường 50

4.3.4. Nâng cao chất lượng, tiến độ quy hoạch và nội dung văn bản hướng dẫn lập quy hoạch NTM cấp xã

dẫn lập quy hoạch NTM cấp xã

Quy hoạch có ý nghĩa vị trí, ý nghĩa rất lớn và quan trọng đến chất lượng xây dựng NTM đối với một huyện miền núi như Phú Lương. Bởi vậy, yêu cầu hết sức cần thiết là:

Thứ nhất, phải chọn nhà tư vấn có đủ năng lực, đạo đức, trách nhiệm và trình độ chuyên môn để xây dựng quy hoạch, họ phải đáp ứng được yêu cầu, nội dung chủ yếu của quy hoạch đối với quy hoạch NTM cấp xã. Đó là quy hoạch không gian tổng thể toàn xã phải lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện; kinh tế, xã hội, hiện trạng của xã, xác định và định hướng hệ thống khu dân cư và khu dân cư mới, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã có sự kết nối hợp lý….

Thứ hai, xây dựng NTM cần phải đảm bảo lộ trình, không bám theo tiến độ. Nhân dân được vận động để tham gia xây dựng NTM với nhiều hình thức. Đôn đốc, hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Nội dung thẩm định phải bám sát yêu cầu, thực tế, ý kiến đóng góp cần gắn chặt với tiêu chí.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trách nhiệm và sự phối hợp của một số cán bộ cấp xã, huyện. Sự tham gia của người dân trong quy hoạch phải được tôn trọng, không nên coi chỉ là hình thức.

Thứ tư, quy định nội dung lập quy hoạch ở một số văn bản thiếu thống nhất, được cụ thể ở văn bản Quyết định 491/QĐ-TTg với Thông tư số 26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg có sự khác nhau về nội dung lập quy hoạch.

Cụ thể, theo QĐ 491/QĐ-TTg là: “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp”. Theo Thông tư 26/2011 TTLT-BNN&PTNT-BKHĐT-BTC là:” Quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo chuẩn nông thôn mới; quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp); quy hoạch cho đất sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản xuất kèm theo. Điều đó làm cho BCĐ nhận thức và triển khai thực hiện gặp lúng lúng.

Thứ năm, khắc phục tình trạng hướng dẫn nội dung lập quy hoạch còn chậm so với yêu cầu thực tiễn, thiếu sự đồng bộ, thay đổi nhiều lần. Từ đó làm xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí thời gian và tiền của, việc kế thừa và tính thống nhất trong quy hoạch kém hiệu quả, thiết thực.

Thứ sáu, quy hoạch sử dụng đất phải đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa, tránh hiện tượng xé nát quy hoạch sử dụng đất của xã. Bảo vệ đất trồng lúa không chỉ có ý nghĩa đảm bảo an ninh lương thực mà cón là duy trì nền văn minh lúa nước, có ý nghĩa đặc biệt với các tỉnh huyện, xã miền núi. Chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trở thành chỉ tiêu pháp lệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w