Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thối. Giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nơng nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên tồn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng thơn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển

khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách như chính sách phát triển nơng nghiệp; chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát động phong trào “Năm an toàn thực phẩm” và Thái Lan là bếp ăn của thế giới, đã làm cho thực phẩm chế biến được người tiêu dùng chấp nhận ngay cả đối với Nhật, Mỹ là những thị trường khó tính.

Thái Lan mở của thị trường, xúc tiến mạnh đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngồi vào liên doanh. Chính phủ là người đại diện thương lượng với Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản [1] .

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói, đến cuối những năm 1960, Hàn Quốc có GDP bình qn đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn khơng có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thường xuyên. Mối quan tâm nhất của Chính phủ là làm sao thốt khỏi đói nghèo. Vào những năm 1970, Hàn

Quốc đề ra phong trào Làng Mới (SU) với 3 tiêu chí: Chăm chỉ, tự lực vượt khó và hiệp lực cộng đồng. Từ kết quả của dự án thí điểm đầu tư cho nơng dân có hiệu quả, Hàn Quốc đã phát động phong trào này một cách rộng rãi, được nơng dân hưởng ứng tham gia nhiệt tình, mạnh mẽ. Các cơng trình được cải tạo: nhà ở bằng mái ngói, đường giao thơng nơng thơn của xã, làng xóm được nâng cấp, cơng trình phúc lợi công cộng được đầu tư. Phương thức canh tác được đổi mới với nhiều mặt hàng mũi nhọn để xuất khẩu, nhiều nhà máy được xây dựng ở nông thôn, đã tạo nhiều việc làm và đời sống được cải thiện, tăng lên rõ rệt. Bộ mặt nơng thơn có những thay đổi rất lớn. Sau 8 năm dự án phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn cơ bản hồn thành. Phong trào SU đã thu được những thành tựu rất to lớn, sau 40 năm đưa đất nước Hàn Quốc từ nghèo đói sang một nước phát triển, nằm trong tốp G20 của thế giới với thu nhập bình quân đầu người hơn 30.000 USD/năm. Để xây dựng thành công nông thôn mới, Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính như: Đồn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân để xây dựng nơng thơn mới; kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực; phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao KHKT cho nông dân; xây dựng trật tự, kỷ cương và nếp sống lành mạnh trong xã hội; phân cấp, phân quyền và thực hiện dân chủ trong quản lý và thực hiện dự án; tăng cường năng lực của lãnh đạo địa phương; thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nơng dân. Từ đây rút ra 6 bài học như sau:

- Phát huy nội lực của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhân dân quyết định và làm mọi việc. Nhà nước bỏ ra 01 vật tư, nhân dân bỏ ra từ 5-10 công sức và tiền của.

- Phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Các đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật ni, xây

dựng vùng chun canh hàng hóa.

- Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, được gọi là đội ngũ cán bộ cơ sở. Mở các lớp trường nghiệp và các lớp học từ 01 - 3 tuần, Nhà nước đài thọ toàn phần.

- Phát huy dân chủ nông thôn. Thành lập Hội đồng phát triển xã, xã hội hóa các nguồn lực để dân tự quyết, tự lựa chọn phương án, phương thức đóng góp và giám sát thi công.

- Thiết lập các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, do dân bầu chọn, hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn [8, tr82].

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Từ những năm 1970, ở tỉnh Oita miền tây nam Nhật Bản, đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nơng thơn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thơn trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước mình. Đến nay Nhật Bản vẫn áp dụng chính sách nơng nghiệp được thơng qua từ năm 1971 để kiểm sốt giá gạo sau khi sản lượng lúa gạo trong nước vượt quá nhu cầu tiêu dùng, khi ấy Nhà nước hỗ trợ nông dân bằng cách

xuất tiền ra mua gạo cho dân khi giá gạo xuống thấp [1].

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với chính sách Tam nơng, Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều chỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nơng dân trồng lương thực. Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể bằng ngân sách Nhà nước và địa phương. Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách Nhà nước chủ yếu dùng làm đường, cơng trình thủy lợi,… một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách.

Hiện nay ở Trung Quốc, nhiều địa phương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, đã phải trả lại cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nước này cũng đang nghiên cứu nơng dân có thể dùng đất canh tác thế chấp ngân hàng vay vốn. Đối với những khoản tiền thu được từ phát triển công nghiệp, sau khi lấy đất nơng nghiệp sẽ được chuyển về chính quyền thơn xã. Việc lấy đất nơng nghiệp có thể thực hiện theo hình thức đất đổi đất, do chính quyền địa phương thực hiện trong quy hoạch, tùy thuộc vào chất lượng, vị trí đất như thế nào. Về tài chính hỗ trợ Tam nơng tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập. Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ Tam nơng ở Trung Quốc là nông

nghiệp hiện đại, nơng thơn đơ thị hóa và nơng dân chun nghiệp hóa. Trong chính sách tài chính, để tăng thu nhập cho nơng dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị nơng nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc

biệt đối với lao động trẻ.

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn của Trung Quốc trên cơ sở thực hiện một loạt biện pháp theo phương châm: Cho nhiều, thu ít, tạo nhiều việc

làm, giúp tăng thu nhập. Các biện pháp đó là:

- Không ngừng tăng chi viện của Nhà nước cho phát triển nơng thơn; Chú ý nhiều mặt tài chính, thu thuế, tích cực giảm bớt khó khăn về tài chính cho nơng thơn, tăng thêm ngân sách cho giáo dục, y tế, văn hóa và chính sách trợ cấp cho nơng dân.

- Đẩy mạnh phát triển xí nghiệp hương trấn, nhanh chóng đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển ngành tập trung lao động cao và dịch vụ ở nông thôn, thu hút lao đông nông thôn làm việc tại địa phương.

- Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp qua mạng internet, tạo ra tầng lớp công nhân nông nghiệp.

- Thúc đẩy cải tổ quản lý nông nghiệp và hệ thống phân phối sản phẩm. Đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới. Từ đó diện tích canh tác liên tiếp dừng lại; thu nhập nông dân tăng lên rõ rệt [15].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w