Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

II Quy hoạch, kế hoạch cụ

4 Hiến đất để xây dựng đường, trường 50

4.3.2. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa

nghiệp hàng hóa

Với vai trị của kinh tế hộ nơng dân là chủ thể kinh tế cơ bản trong nông thôn và là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hộ gia đình có tính bền vững, ổn định cao về mặt xã hội; nguồn lực chủ yếu là nguồn lực về đất đai, sức lao động…; loại hình kinh tế rất phong phú, mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội trong nông nghiệp và cả phi nông nghiệp (tiểu thủ công, thương mại, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh mơi trường..). Họ có thể tham gia vào tất cả các loại thị trường mức độ khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Với vai trò trực tiếp, thường xuyên, lâu dài của kinh tế hộ nông dân như trên, địi hỏi có sự quan tâm của các cấp các ngành phối hợp đồng bộ, thỏa đáng từ mọi cấp, mọi ngành để

phát huy, khai thác tốt năng lực, tiềm năng này để đẩy nhanh quá trình thực hiện xây dựng NTM, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với huyện miền núi Phú Lương.

Đối với huyện Phú Lương, cần coi việc đồn điền đổi thửa là một công việc hết sức quan trọng để mở rộng phát triển sản xuất tập trung hàng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Từ đây sẽ tạo thêm việc làm cho dân cư. Các chính sách khuyến khích với các đối tượng này cần rõ ràng và phù hợp hơn về: quy mô vốn vay, thời gian cho vay phải bảo đảm đủ chu kỳ kinh doanh; sự hỗ trợ về nâng cao hiểu biết về tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Do sản xuất nơng nghiệp mang tính rủi ro cao nên nguy cơ các hộ từ cận nghèo trở thành hộ nghèo rất cao nếu trong hộ gặp rủi ro như có người ốm nặng, gia cầm bị dịch, cây trồng bị dịch bệnh hại…thì hộ lại trở về hộ nghèo. Vì vậy, huyện Phú Lương có thể mạnh dạn đưa Bảo hiểm nơng nghiệp áp dụng cho một số sản phẩm nông nghiệp như chè, ngơ…nhằm khuyến khích mũi nhọn kinh tế để đẩy nhanh quá trình thực hiện xây dựng NTM, tạo ra thu nhập tăng lên của dân cư, kéo theo sự đóng góp nhiều hơn nguồn lực của dân vào thực hiện xây dựng NTM. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nơng dân về tiêu thụ sản phẩm, trong đó thế mạnh sản phẩm hàng hóa của huyện là sản phẩm chè các loại. Mở rộng hợp tác sản xuất và chế biến chè cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và ngoại tỉnh thông qua sự tham gia hội chợ, các cuộc triển lãm hàng nông sản, xây dựng nhãn hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản và làng nghề của huyện: chè, bánh chưng, TTCN…

Tiếp tục nâng cấp hệ thống chợ, lưu ý đầu tư các chợ đầu mối về nơng lâm sản. Tạo chính sách hỗ trợ để phát triển cơ sở chế biến nông sản như đã thực hiện với sản phẩm chè ở xã Tức Tranh đối với một số xã có khả năng phát triển mạnh về chè. Ban chỉ đạo xã nên tạo nên phong trào sản xuất sản

phẩm ở mỗi thơn, mỗi xóm có một sản phẩm, là một hướng đi tối ưu phát huy được lợi thế của địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w