Các yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)

II Quy hoạch, kế hoạch cụ

3.3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương

4 Hiến đất để xây dựng đường, trường 50

3.3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương

huyện Phú Lương

3.3.5.1. Yếu tố về các văn bản hướng dẫn thực hiện

Văn bản hướng dẫn thực hiện như các Nghị định, Quyết định… có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện ở tính cấp thiết, kịp thời, sát thực, dễ hiểu, thuận lợi trong quá trình thực hiện. Từ việc xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm của huyện Phú Lương cho thấy một số vấn đề như sau: Ban đầu triển khai, các văn bản hướng dẫn cho thấy sự lúng túng, việc hướng dẫn thực hiện phải cụ thể từng lĩnh vực thường bị chậm so với thực tế triển khai. Ví dụ văn bản hướng dẫn quy hoạch về không gian chung về hạ tầng nơng thơn chưa thật kịp thời, vừa làm vừa mị mẫm, vừa chờ đợi hướng dẫn của cấp trên. Văn bản hướng dẫn đơi khi cịn chắp vá thành từng mảng riêng biệt. Đặc biệt là các hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chưa thành hệ thống. Có văn bản chưa thống nhất nhau về nội dung như tiêu chí về quy hoạch trong Thơng tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ghi rõ có 3 nội dung quy hoạch. Trong khi đó, tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tưởng Chính phủ ghi nội dung quy hoạch chỉ có 2 nội dung, như vậy rất khó cho việc áp dụng thực hiện.

Để nhận thức đúng, rõ hơn vai trị, vị trí và đặc trưng cơ bản, các yếu tố tác động tới XDNTM, việc tuyên truyền phổ biến là hết sức cần thiết, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự thấu hiểu, thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, từ lãnh đạo tới từng người dân, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng lòng, chung sức, tự giác, chủ động tham gia chương trình. Tuyên truyền làm rõ XDNTM là chương trình xây dựng nơng thơn phát triển tồn diện, do người dân làm chủ, phát huy cao độ nội lực, các nguồn lực xã hội cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành cơng. Do vậy cần tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng, toàn diện hơn nữa cho mọi người để nắm được quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về XDNTM.

3.3.5.3. Yếu tố về thu nhập của người dân

Trong quá trình phát triển, năng lực sản xuất và điều kiện sản xuất nội tại của các nông hộ trong huyện bước đầu phát triển và có tích lũy, nhưng nhìn chung cịn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa và chất lượng, dẫn tới thu nhập thấp, sản xuất cịn gặp nhiều rủi ro, thiếu tính bền vững. Thị trường tiêu thụ tuy đã mở rộng, song chất lượng nông sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu; thơng tin thị trường cịn nhiều hạn chế nên rất khó khăn trong việc ra quyết định sản xuất, trong khi giá thị trường đầu vào biến động rất lớn, giá liên tục tăng cao…Trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là lực cản tới thu nhập của kinh tế hộ, phần lớn họ thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế, chi phí giao dịch cao…nên khơng nâng cao thêm giá trị kinh tế. Tất cả các yếu tố trên cho thấy thu nhập của nơng hộ cịn thấp nên sự đóng góp của họ cho chương trình xây dựng nơng thôn mới rất hạn chế, bởi vậy xây dựng nơng thơn mới cần có giải pháp ưu tiên là làm thế nào tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư.

Vai trị của lao động có ý nghĩa quyết định tới kết quả sản xuất, chất lượng lao động càng cao thì kết quả sản xuất và chất lượng sản phẩm càng tốt. Bởi vậy, phát triển nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới của huyện là phát triển số lao động đủ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi. Có thể thấy trên địa bàn huyện chưa làm được, nếu có thì kết quả cịn thấp thể hiện ở một số khía cạnh như sau: chưa quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thơn theo từng nhóm đối tượng như lao động làm thuê nông nghiệp, lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động xuất khẩu. Vì vậy, chỉ có một bộ phận rất ít được đào tạo chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Việc xây dựng đội ngũ trí thức để phục vụ xây dựng nơng thôn mới cần phải được chú trọng quan tâm, địi hỏi cán bộ cơng chức hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nên việc hình thành tiêu chuẩn mới của đội ngũ này là hết sức cần thiết. Qua hơn hai năm thực hiện cho thấy yêu cầu của thực tiễn rất lớn, những năng lực của lao động nói chung chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)