Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 37 - 41)

Với sựđa dạng hóa các hoạt động ngày càng phong phú và đáp ứng tốt hơn và đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đã và đang trở thành một trong những Ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất. Từ khi chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì Ngân hàng đã mở rộng cho vay với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng đầu đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Và Ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu cho vay sang cho vay ngắn hạn nhiều hơn trung dài hạn để có thể hạn chế rủi ro và xoay vòng vốn nhanh hơn. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, nó chiếm khoảng 70% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng đã xác định được những thành phần kinh tế có tiềm năng phát triển để tập trung cho vay nhưng Ngân hàng vẫn tập trung vào ngành cho vay truyền thống của mình là xây dựng và công nghiệp. Nói chung trong thời kỳ hội nhập, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang đã linh hoạt và cân nhắc cho vay theo từng ngành nghề, theo thành phần kinh tế phù hợp với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của địa phương. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều đó qua bảng tổng hợp doanh số cho vay theo thành phần kinh tế dưới đây:

Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn

Đơn vị tính : triệu đồng

So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền %

I. Quốc doanh 849.493 904.898 1.138.250 55.405 6,52 233.352 25,79 II. Ngoài quốc doanh 1.038.291 1.105.064 1.508.845 66.773 6,43 403.781 36,54 1. Doanh nghiệp 560.680 597.259 814.776 36.579 6,52 217.517 36,42

2. Cá nhân 467.245 496.680 678.980 29.435 6,30 182.300 36,70

3. CB - CNV 10.372 11.125 15.089 753 7,26 3.964 35,63

Tổng 1.887.784 2.009.962 2.647.095 122.178 6,47 637.133 31,70

Nguồn:Phòng tài chính- kế toán

Trong những năm trước các doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng quen của Ngân hàng. Hiện nay tuy không còn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay nhưng vẫn là khách hàng quan trọng của Ngân hàng chứng tỏ Ngân hàng

đang chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế khác để phân tán rủi ro. Ta thấy được cơ cấu cho vay của Ngân hàng qua biểu đồ dưới đây:

Năm 2005

45%55% 55%

Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Năm 2006 45% 55% Năm 2007 43% 57%

Hình 8: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

a) Quốc doanh:

Qua 3 năm qua cơ cấu cho vay không có sự biến động lớn, doanh nghiệp quốc doanh như Công ty Thủy sản, Công ty thuốc trừ sâu Tiền Giang, Công ty công trình đô thị… chiếm 45% trong tổng doanh số cho vay, còn lại ngoài quốc doanh chiếm 55%. Trong năm 2006 doanh số cho vay quốc doanh tăng 6,52% so với năm 2005 đạt 904.898 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số cho vay tăng thêm 233.352 triệu đồng so với năm 2006 nhưng vẫn tăng với tỷ lệ khá cao 25,79%. Nguyên nhân là do các khách hàng quốc doanh quen của Ngân hàng không thay đổi làm cho doanh số cho vay có tăng nhưng không đáng kể và tăng đều trong 3 năm do tỉnh đang có chủ trương mở rộng khu công nghiệp, xây dựng nhiều khu tái định cư nên cần nhiều vốn.

b) Ngoài quốc doanh:

Đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh đang trở thành khách hàng thân thiết của Ngân hàng như Hợp tác xã đan len Chiến Thắng, Huỳnh Văn Dao sản xuất bánh kẹo, Doanh nghiệp tư nhân Thuận Phú kinh doanh xe máy… với doanh số cho vay ngày càng tăng với tỷ lệ năm 2006 tăng 6,43% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại tăng rất cao đến 36,54% so với năm 2006. Qua đó cho thấy kinh tế Tiền Giang ngày càng phát triển đặc biệt là năm 2007, do đó có nhiều nhà đầu tư và mở rộng sản xuất tại tỉnh nhà. Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh và ngày càng tăng. Bên cạnh đó, cho vay kinh doanh cá thể và cho vay công nhân viên cũng tăng không kém qua 3 năm.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Doanh nghiệp Cá nhân CB- CNV

Hình 9: Tình hình cho vay ngắn hạn ngoài quốc doanh

* Doanh nghiệp:

Qua hình vẽ trên cho thấy cho vay đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng khá cao do thành phần này có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Năm 2006 cho vay doanh nghiệp chỉ tăng 6,52% so với năm 2005 và đến năm 2007 tăng rất cao 36,42% so với năm 2006 đạt 814.776 triệu đồng. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn nước ngoài đang khá phát triển và gia tăng về số lượng lẫn chất lượng kinh doanh do chính sách Nhà nước đối với các thành phần này có nhiều ưu đãi thêm vào đó việc thành lập công ty hiện nay không khó với tâm lý chung là mọi người thích tự mình kinh doanh theo khả năng và mong muốn của mình.

Những năm trước đây Ngân hàng rất hạn chế cho vay đối với các thành phần kinh tế này do rủi ro rất cao mặc dù là vay ngắn hạn. Tuy nhiên do gần đây có chính sách mở cửa của Nhà nước và địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế này phát triển kéo theo làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng cũng tăng theo do các công ty này chỉ sản xuất hàng tiêu dùng nên nhu cầu vốn lưu động rất cao nhưng xoay vòng vốn rất nhanh. Nắm được tình hình đó Ngân hàng đã có chủ trương cho vay đới với các thành phần này với doanh số tương đối cao. Và cũng do có nhiều công ty mở ra làm cho sự cạnh tranh giữa các công ty cũng trở nên gay gắt đòi hỏi họ phải có nguồn tài chính khá mạnh mẽđể chống chọi và làm ăn có hiệu quả. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tăng nhiều so với những năm trước.

* Cá nhân:

Đứng sau kinh tế quốc doanh và doanh nghiệp là kinh doanh hộ cá thể hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh. Người dân chủ yếu vay vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa… với hình thức cho vay của Ngân hàng là thế chấp và cầm cố chứng từ có giá hay cầm cố nhà cửa nên khá an toàn về phía Ngân hàng. Vậy nên Ngân hàng cũng đang chú trọng đến thành phần kinh tế này.

Bên cạnh đó hộ gia đình cũng cần có một số vốn để có thể làm ăn nhỏ hay có thể mở hợp tác xã với số vốn tương đối vừa. Do những nhu cầu trên đối với cá nhân nên doanh số cho vay ngắn hạn của cá nhân cũng tăng đều trong 3 năm qua, năm 2006 tăng 6,30% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 doanh số này tăng đột biến đến 36,70% so với năm 2006 với doanh số cụ thể là 678.980 triệu đồng. Nguyên nhân là do người dân có tâm lý năm 2007 là năm có thể kinh doanh tốt nên họđã đầu tư rất nhiều vào kinh doanh và điều đó làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng nhanh.

* Cán bộ- công nhân viên:

Ngày nay, khi hệ thống thẻ ATM phát triển ngày càng mạnh thì Ngân hàng cũng đã chọn cho mình thêm đối tượng cho vay mới đó là các cán bộ công nhân viên. Ngân hàng đã tiếp thị mở thẻở các công ty, xí nghiệp, cơ quan để họ có thể mở thẻ để chi trả lương qua thẻ ATM. Thông qua việc trả lương qua thẻ Ngân hàng cũng cho thành phần này vay thấu chi và trừ dần vào lương hàng tháng của họ. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay đối với cán bộ công nhân viên có nhu cầu vốn nhưng với số vốn không nhiều có lãi suất ưu đãi thông qua xem xét thu nhập của họ tại cơ quan đang công tác. Nhờ những công tác trên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn đối với cán bộ công nhân viên cũng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 doanh số là 11.125 triệu đồng tăng 753 triệu đồng so với năm 2005, còn năm 2007 tăng đến 31,70% so với năm 2006 nghĩa là doanh số đạt 15.089 triệu đồng.

Tóm lại, những năm qua về cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng chú trọng đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vì những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang trong giai đoạn phát triển, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều và họ cũng chủđộng đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang để

vay vốn bổ sung vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặc dù kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhưng trong 3 năm qua thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng đang ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự cơ cấu theo chính sách tín dụng mới là mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)