Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 44 - 48)

Các hoạt động thẩm định, phát vay, thu nợ là các giai đoạn của quá trình hoạt động tín dụng và nó có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể có cái này mà thiếu cái kia và ngược lại, cho vay khó thực hiện nếu công tác thu nợ trì trệ, nếu dư nợ quá cao gần bằng doanh số cho vay thì Ngân hàng đó không đủ tiền để giải ngân hay nói cách khác vòng quay tín dụng sẽ chậm lại có thể gây tắc nghẽn trong viêc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy, dư nợ thể hiện một cách thực tế và chính xác về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả như thế nào trong một năm hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến vịêc tạo ra lợi nhuận của một Ngân hàng.

Từ doanh số cho vay đến doanh số thu nợ đều tăng qua các năm nên dư nợ của Ngân hàng tương đối thấp. Cụ thể dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế như sau:

Bảng 9: Tình hình dư nợ ngắn hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền %

I. Quốc doanh 140.236 192.875 211.547 52.639 37,54 18.672 9,68 II. Ngoài quốc doanh 211.474 235.580 263.530 24.106 11,40 27.950 11,86 1. Doanh nghiệp 75.143 85.150 101.005 10.007 13,32 15.855 18,62 2. Cá nhân 13.172 150.260 162.328 14.088 10,35 12.068 8,03

3. CB - CNV 159 170 197 11 6,92 27 15,88

Tổng 351.710 428.455 475.077 76.745 21,82 46.622 10,88

a) Quốc doanh:

Trong những năm gần đây lãnh đạo tỉnh đang thực hiện chính sách mở cửa rất tốt thu hút vốn đầu tư và tự phát triển các ngành công nghiệp Nhà nước tạo điều kiện cho các khu công nghiệp Bình Đức và Tân Hương đạt hiệu quả cao và có nhiều dự án đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tếđịa phương. Các doanh nghiệp quốc doanh cũng luôn có dư nợ tương đối lớn trong tổng dư nợ đó chính là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng.

Về giá trị dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp quốc doanh như sau: năm 2005 dư nợ là 140.236 triệu đồng đến năm 2006 dư nợ tăng lên 192.875 triệu đồng và đến năm 2007 tăng đến 211.547 triệu đồng. Tỷ lệ tăng năm 2007 không đáng kể chỉ tăng 9,68% so với năm 2006 do công tác đầu tư đã ổn định nên họ chuyển sang kinh doanh và hoạt động có hiệu quả do biết nghiên cứu thị trường, có biện pháp nâng cao tính cạnh tranh nên có khả năng trả nợ cho Ngân hàng điều đó làm cho dư nợ của thành phần này chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh số cho vay.

b) Ngoài quốc doanh:

Dư nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh có sự biến động tương đối ổn định qua các năm. Mặc dù có doanh số cho vay rất lớn nhưng dư nợ lại rất nhỏđiều đó thể hiện hiệu quả kinh doanh của họ nên họ trả nợ rất tốt.

75,143 85,150 101,005 136,172 150,260 162,328 159 170 197 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Tr i u đồ ng Doanh nghiệp Cá nhân CB - CNV

* Doanh nghiệp:

Dư nợ của thành phần này trong 3 năm biến động tương đối ổn định, năm 2005 dư nợ là 75.143 triệu đồng, năm 2006 tăng thêm 10.007 triệu đồng hay chỉ tăng 13,32%, đến năm 2007 cũng chỉ tăng 18,62% so với năm 2006. Năm 2007 tăng nhanh là do tốc độ phát triển của các doanh nghiệp này khá nhanh, bên cạnh đó mức sống của người dân cũng tăng cao, họ có nhiều sản phẩm hơn, vì vậy các doanh nghiệp phải đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng nên doanh số cho vay tăng là cho dư nợ cũng tăng nhanh trong giai đoạn này Nhưng tình hình tăng của dư nợ lại phù hợp với mức tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

* Cá nhân:

Năm 2006 dư nợ của thành phần này là 150.260 triệu đồng tăng 10,35% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 dư nợ cũng tăng nhưng chỉ tăng có 8,03% so với năm 2006 và đạt 162.328 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng cho vay cũng như luôn đáp ứng kịp thời vốn cho họ để họ mở sản xuất kinh doanh nên tổng dư nợ của họ tăng lên nhưng do kinh doanh hiệu quả họ trả nợ rất tốt làm cho dư nợ tăng nhưng không bằng năm 2006.

* Cán bộ công nhân viên:

Tình hình dư nợ của thành phần này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Mặc dù dư nợ có tăng qua các năm nhưng lượng tăng đó không đáng kể so với doanh số cho vay và thu nợ. Ngân hàng có đươc hiệu quả như vậy là do mức sống của người dân ngày càng tăng và thu nhập cũng ngày càng tăng theo làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Cụ thể năm 2005 dư nợ chỉ còn 159 triệu đồng sang năm 2006 tăng thêm 11 triệu đồng nhưng sang năm 2007 lại tăng mạnh lên đến 197 triệu đồng tăng 15,88% so với năm 2006.

* Tình hình nợ xấu:

Tuy nhiên trong khoản dư nợ trên cũng có một ít nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ tín dụng có gốc và lãi hoặc lãi mà Ngân hàng không thu được khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu đểđánh giá tình hình chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tài chính của các Ngân hàng thương mại từ lâu đã được Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng như các đơn vị

hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống Ngân hàng hiện nay. Vì vậy, việc xem xét nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang là điều rất cần thiết vì nó nói lên hiệu quả của hoạt động tín dụng. Chúng ta sẽ thấy rõ hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua bảng tổng hợp nợ xấu dưới đây:

Bảng 10: Tình hình nợ xấu ngắn hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ

tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền %

Nhóm 3 2.360 195 73 -2.165 -91,74 -122 -62,56

Nhóm 4 3.290 28 - -3.262 -99,15 -28 -100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 5 6.287 - - -6.287 -100 - -

Tổng 11.937 223 73 -11.714 -98,13 -150 -67,26

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Hình 12: Tình hình nợ xấu ngắn hạn

Thông qua bảng tổng kết nợ xấu và hình biểu diễn nợ xấu qua 3 năm 2005- 2007 ta thấy nợ xấu luôn giảm và đến năm 2007 nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 không còn. Năm 2005 nợ xấu nhóm 5 đạt mức kỷ lục đến 6.287triệu đồng chiếm 53% tổng nợ xấu nhưng sang năm 2006 và năm 2007 tỷ lệ giảm tuyệt đối do Ngân hàng triệt để xử lý các nợ xấu qua các năm. Ngoài ra, do chấp hành tốt chủ trương xử lý tốt nợ xấu và áp dụng một số biện pháp để thu hồi nợ xấu ngắn hạn nên tổng nợ xấu luôn luôn giảm qua các năm:

- Nếu tiếp tục duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự đoán thì doanh nghiệp phải trả nợ theo một lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt

động này tạo ra, tạm thời chưa thanh lý đảm bảo vay nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian tốn kém.

- Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể duy trì hoạt động và có thiện ý trả nợ, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay để khách hàng tự nguyện bán tài sản thế chấp và trả nợ cho Ngân hàng trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán gấp tài sản ở mức thấp và không đủ trả nợ cho Ngân hàng.

- Đối với các doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng thực hiện nghiệm túc cam kết của mình, vi phạm hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng phải áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, đưa hồ sơ khởi kiện lên tòa án kinh tế, tòa dân sự, thuê luật sư xem xét các vụ kiện, phòng tín dụng tập trung hồ sơ liên hệ với các phòng kê biên phát mãi tài sản thu hồi cho được số gốc và lãi. Liên hệ với các ban ngành, cơ quan để bán đấu giá tài sản thế chấp đã có đủ hồ sơ và chuyển quyền sở hữu hợp pháp.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 44 - 48)