Điểm mạnh, điểm yếu 1 Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 64 - 66)

5.1.2.1 Điểm mạnh

- Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các cơ quan Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung.

- Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế có kinh nghiệm hơn so với các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn do loại hình dịch vụ này đã được đưa vào hoạt động từ năm 1998 (sớm hơn so với các Ngân hàng khác).

- Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Bên cạnh sự cạnh tranh sự cạnh tranh gay gắt khi có nhiều Ngân hàng trên địa bàn nhưng nó cũng có lợi là tạo được một hệ thống liên kết giữa các Ngân hàng, tạo thêm điều kiện cho việc quản lý khách hàng chặt chẽ hơn. Việc thanh toán bù trừ và thực hiện các dịch vụ tiện ích cho khách hàng cũng diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Ngân hàng đã từng bước chấn chỉnh và khắc phục những yếu kém trong toàn bộ hoạt động tín dụng.

- Bên cạnh đó, việc bổ sung các chính sách về quản lý Ngân hàng của Nhà nước góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả cao.

5.1.2.2 Điểm yếu

- Số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng trong khi đó trụ sở chi nhánh ngày càng chật hẹp.

- Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi năng suất cao trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Do cơ chế địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, nhà xưởng chậm so với nhu cầu vay vốn của khách hàng nên tạo không ít khó khăn cho khách hàng trong việc làm thủ tục xin vay vốn, và cũng đã làm hạn chế đầu tư của Ngân hàng.

- Do mới hiện đại hóa Ngân hàng vài năm gần đây nên có một số nghiệp vụ chưa triển khai. Điều này làm hạn chế các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Do mạng lưới chưa được mở rộng đến thị xã, thị trấn mà còn tập trung ở thành phố Mỹ Tho nên làm hạn chế nguồn huy động đầu vào.

- Các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh tiếp tục thực hiện quá trình sắp xếp, sáp nhập, cổ phần hóa, hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm.

- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương đã có chi nhánh, phòng giao dịch ở các huyện, thị trấn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Ngân hàng thương mại cổ đã làm cho sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 64 - 66)