Tín dụng trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 61 - 63)

Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ Triệu đồng 558.085 643.869 709.228

Dư nợ trung hạn Triệu đồng 76.177 82.110 87.616

Doanh số thu nợ trung hạn Triệu đồng 856.476 899.007 969.113 Dư nợ bình quân trung hạn Triệu đồng 407.845 359.602 323.040

Nợ xấu trung hạn Triệu đồng 8.644 1.199 548

Dư nợ TH/ tổng dư nợ % 13,6 12,8 13,4

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,1 2,5 3

Nợ xấuTH/ dư nợ trung hạn % 11,3 1,5 0,6

Nguồn: phòng tín dụng

* Dư nợ trung hạn/ tổng dư nợ:

Do Ngân hàng đang chuyển dịch dần cơ cấu tín dụng theo định hướng phát triển chung của địa phương từ trung hạn sang ngắn hạn nên dựa vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được cơ cấu tín dụng trung hạn của Ngân hàng qua 3 năm qua. Năm 2005 chỉ số dư nợ trung hạn/ tổng dư nợ là 13,6% nhưng năm 2006 và năm 2007 do công tác thu nợ tốt, doanh số cho vay tăng ít làm cho chỉ số này giảm chỉ còn 12,8% và 13,4%.

* Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung, mặc dù đang chuyển dịch cơ cấu sang ngắn hạn nhưng vòng quay vốn tín dụnf trung hạn vẫn đạt kết quả cao năm 2005 là 2,1 vòng, năm 2006 là 2,5 vòng tăng không đáng kểđối với năm 2005 nhưng đến năm 2007 tăng đến 3 vòng, đảm bảo trong 3 năm vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1. Kết quả này chứng tỏ công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng là tương đối tốt và ổn định.

* Nợ xấu trung hạn/ dư nợ trung hạn

Thông qua bảng tổng kết trên ta thấy tỷ lệ về nợ xấu trung hạn cũng trên đà giảm đáng kể, năm 2005 là 11,3%, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1,5% nhưng đến năm 2007 lại tiếp tục giảm còn 0,6%. Kết quả đạt được là do Ngân hàng không ngừng làm sạch nợ xấu.

Tóm lại, hoạt động của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, nguồn vốn tự huy động tăng đáng kể, công tác tín dụng cũng được Ngân hàng quan tâm thích đáng. Đặc biệt vấn đề nợ xấu được kéo giảm đáng kể là một thành công lớn

của Ngân hàng, để đạt kết quảđó Ngân hàng đã tích cực thực hiện các biện pháp như: bám sát khách hàng, tận thu các khoản có thể thu, tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho Ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng cũng đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn. Trong cơ cấu cho vay, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng hay mua sắm để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Ngân hàng cũng tích cực bám sát tình hình kinh tế địa phương, đề ra những giải pháp cụ thể thích hợp trong công tác huy động vốn và cho vay, mở rộng các loại hình dịch vụđổi mới phong cách phục vụ, cải tiến quy trình làm việc. Tăng cường quản lý, thực hiện tiết kiệm, … làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước và đạt được kế hoạch đề ra.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)