Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 41 - 44)

Nếu doanh số cho vay phản ánh quy mô tín dụng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trong công tác của cán bộ tín dụng nó phản, ánh hiệu quả hoạt động tín dụng.

Tình hình thu nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang qua 3 năm diễn ra khá tốt luôn đạt gần 95% doanh số cho vay ngắn hạn và có xu hướng ngày càng tăng cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ là 1.811.054 triệu đồng, năm 2006 là 1.898.880 triệu đồng, năm 2007 là 2.511.685 triệu đồng. Và qua bảng dưới đây chúng ta cũng sẽ thấy rõ hơn về hệ số thu nợ của Ngân hàng. Qua 3 năm hệ số thu nợ rất cao luôn trên 50% và tăng nhanh ở năm 2007 đạt đến 68,60%, mặc dù cũng có giảm ở năm 2006 nhưng rất ít, vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt 63,59%, đây thật sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Ngân hàng. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn cơ cấu về doanh số thu nợ qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 8: Doanh số thu nợ ngắn hạn Đơn vị tính : triệu đồng So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % I. Quốc doanh 778.759 815.655 1.088.620 36.896 4,74 272.965 33,47

II. Ngoài quốc doanh 1.032.295 1.083.225 1.423.065 50.930 4,93 339.840 31,37

1. Doanh nghiệp 660.675 690.965 913.580 30.290 4,58 222.615 32,22

2. Cá nhân 350.980 370.620 480.645 19.640 5,60 110.025 29,69

3. CB- CNV 20.640 21.640 28.840 1.000 4,84 7.200 33,27

Tổng 1.811.054 1.898.880 2.511.685 87.826 4,85 612.805 32,27 Doanh số cho vay 2.829.058 2.986.246 3.661.168 157.188 5,56 674.922 22,60

Tỷ lệ DSTN/DSCV 64.02% 63.59% 68.60% - - - -

a) Quốc doanh:

Số liệu cho thấy doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng đều và khá ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ đạt 778.759 triệu đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 92%. Sang năm 2006 doanh số đạt 815.655 triệu đồng tăng 4,74% so với năm 2005, và tiếp tục tăng thêm 272.965 triệu đồng hay tăng đến 33,47% so với năm 2006 vào năm 2007.

Nguyên nhân là do gần đây, Tiền Giang đang phát triển và Thành phố Mỹ Tho trở thành đô thị cấp II nên đang chú trọng xây dựng các công trình mới để nâng cấp cơ sở hạ tầng của địa phương. Bên cạnh đó, các công trình cũ do ảnh hưởng của thời tiết nên cần được tu bổ, sửa chữa khá nhiều, do đó các công ty xây lắp nhận được nhiều công trình hơn và đẩy nhanh quá trình giải ngân do đó thu được vốn và trả nợ Ngân hàng. Đạt được kết quảđó là do sựđôn đốc, quản lý khá chặt chẽđối với các doanh nghiệp ngành xây dựng và cũng kểđến uy tín của khách hàng trong việc trả nợ. Ngoài ra, công tác thu nợ đối với ngành công nghiệp quốc doanh cũng thể hiện được uy tín và hiệu quả kinh doanh của họ do các chính sách hợp lý nên họ có khả năng trả nợ. Kết quả cũng cho thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cũng như trong quá trình lựa chọn khách hàng và thẩm định vay vốn.

b) Ngoài quốc doanh:

Do các chính sách mở cửa và đang trong thời kỳ hội nhập nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều cơ hội làm ăn, họ kinh doanh rất có hiệu quả do đó họ trả tiền vay rất đúng hẹn thể hiện qua hình biểu hiện doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sau đây:

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Doanh nghiệp Cá nhân CB- CNV

Hình 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn ngoài quốc doanh

* Doanh nghiệp:

Qua biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ trong cả ba lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh đều tăng. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2006 tăng 30.290 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng đến 32,22% so với năm 2006 tức là đạt 913.580 triệu đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng hay là hay các doanh nghiệp thương mại mua đi bán lại nên vòng quay vốn của họ rất nhanh với lại Ngân hàng cho vay ngắn hạng nên khả năng thu nợ chậm rất ít nên doanh số thu nợ tăng đều trong 3 năm 2005-2007. Bên cạnh đó, có một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấy được tiềm năng của kinh tế Tiền Giang nên họ đầu tư rất nhiều và họ muốn khai thác tốt thị trường này nên họ giao dịch khá tốt, trảđúng hạn nên Ngân hàng khá yên tâm.

* Cá nhân:

Tình hình thu nợ đối với kinh doanh hộ cá thể cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợđạt 350.980 triệu đồng, năm 2006 đạt 370.620 triệu đồng tăng 5,60% so với năm 2005 và đến năm 2007 doanh số thu tiếp tục tăng thêm 110.025 triệu đồng so với năm 2006. Ngân hàng có được kết quả tốt trong công tác thu nợ đối với kinh doanh cá thể là do một số chính sách thông thoáng của địa phương và trong công tác tín dụng tạo nên môi trường kinh doanh tốt, lợi nhuận từ kinh doanh rất cao nên họ trả lãi và gốc rất đúng hẹn làm cho khả năng thu nợ của Ngân hàng từđó cũng tăng lên là cho cả hai bên đều có lợi.

* Cán bộ- công nhân viên:

Vì đây là hình thức kinh doanh tương đối mới đối với Ngân hàng nhưng cũng đạt được kết quả khá cao. Vì là cho vay thấu chi hoặc cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên nhà nước thông qua bảng lương và cơ quan làm việc

nên công tác thu nợ cũng tương đối đơn giản và tương đối ổn định tăng đều qua các năm và cũng vì nền kinh tếđịa phương ngày càng phát triển, thêm vào đó thu nhập của công nhân viên ngày càng tăng nên vịêc thu nợ rất đúng hẹn. Cụ thể, năm 2005 đạt 20.640 triệu đồng, năm 2006 đạt 21.640 triệu đồng và đến năm 2007 đạt 28.840 triệu đồng tăng 33,27% so với năm 2006.

Tóm lại, thông qua cơ cấu thu nợ của Ngân hàng ta thấy dươc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn mà cụ thể là doanh nghiệp tư nhân, kế đến là doanh nghiệp nhà nước sau cùng là kinh doanh hộ cá thể. Tất cả đều thể hiện quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá tốt và ổn định qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)