Phân tích doanh số thu nợ trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 51 - 55)

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn, hiệu quả, đảm bảo vốn sinh lời. Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì không

chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Cùng với hoạt động có hiệu quả trong công tác cho vay trung hạn thì quá trình thu nợ cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực và chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua bảng tổng hợp tình hình thu nợ dưới đây:

Bảng 12: Tình hình thu nợ trung hạn qua 3 năm 2005-2007

Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % I. Quốc doanh 206.406 211.315 235.407 4.909 2,38 24.092 11,40

II. Ngoài quốc doanh 650.070 687.692 733.706 37.622 5,79 46.014 6,69

1. Doanh nghiệp 450.365 475.123 487.932 24.758 5,50 12.809 2,70

2. Cá nhân 189.632 200.215 231.450 10.583 5,58 31.235 15,60

3. CB- CNV 10.073 12.354 14.324 2.281 22,64 1.970 15,95

Tổng 856.476 899.007 969.113 42.531 4,97 70.106 7,80

Doanh số cho vay 2.829.058 2.986.246 3.661.168 157.188 5,56 674.922 22,60

Tỷ lệ DSTN/DSCV 30,27% 30,10% 26.47%

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Qua bảng trên ta thấy công tác thu nợ luôn biến động tăng. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 856.476 triệu đồng đạt 98% cho vay trung hạn, sang năm 2006 tăng thêm 42.531 triệu đồng đạt 899.007 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số này đạt 969.113 triệu đồng tăng 70.106 triệu đồng hay tăng 7,80%. Bên cạnh đó, thông qua hệ số thu nợ cũng thấy tín dụng trung hạn cũng chiếm tỷ trọng khá quan trọng trong công tác tín dụng năm 2005 chiếm 30,27%, năm 2006 chiếm 30,10% đến năm 2007 chiếm 26.47% nhưng Ngân hàng cũng cần kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Nhìn chung công tác thu nợ trung hạn qua 3 năm của Ngân hàng đều tốt là do những nổ lực của các cán bộ tín dụng trong việc tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như trong quá trình cho vay và chọn lọc khách hàng. Bên cạnh đó là việc nhanh chóng tiếp cận thị trường, ổn định sản xuất của các doanh nghiệp nên họ đã có thu nhập để trả nợ vay đúng hạn.

a) Quốc doanh:

Qua bảng trên ta thấy công tác thu nợđối với doanh nghiệp Nhà nước là rất tốt. Năm 2005 tổng thu đối với doanh nghiệp Nhà nước là 206.406 triệu đồng chiếm 98% trong doanh số cho vay, sang năm 2006 tăng thêm 4.909 triệu đồng. Nguyên nhân là do quá trình giải ngân đối với các công trình này nhanh, các nhà đầu tư có vốn lưu động để trả nợ cho Ngân hàng, ngoài ra quá trình thu nợ còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành do đó năm 2006 các dự án lớn đã hoàn tất tương đối các hạn mục quan trọng chiếm phần lớn vốn đầu tư. Đến năm 2007 chỉ tăng thêm 24.092 triệu đồng tức là đạt 235.407 triệu đồng hay chỉ tăng 11,40% so với năm 2006 do các công trình đầu tư của Nhà nước đã hoàn thành phần lớn có thể đi vào hoạt động nên có thu nhập tạo nên nguồn thu cho Ngân hàng. Nói tóm lại, tình hình thu nợ các doanh nghiệp quốc doanh khá tốt do phần lớn là do Nhà nước vay đầu tư nên Ngân hàng rất yên tâm đối với các khoản vay của quốc doanh.

b) Ngoài quốc doanh:

Mặc dù doanh số thu nợ đối với quốc doanh rất tốt nhưng thu nợ đối với ngoài quốc doanh cũng tương đối khá. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 650.070 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 687.692 triệu đồng tăng 5,79% so với năm 2005, đến năm 2007 cũng chỉ tăng đến 6,69% so với năm 2006 đạt 733.706 triệu đồng. Ngân hàng có được kết quả như trên là do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài… rất có thiện ý đầu tư vào tỉnh nhà vì họ thấy được tiềm năng phát triển của địa phương và họ muốn làm ăn lâu dài với Ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã tương đối hoàn thành và đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với những bước phát triển phù hợp so với yêu cầu của nền kinh tế địa phương, trình độ quản lý, quy mô, công nghệ ngày càng được nâng cao bước đầu đạt được những thành công đáng kể nên họ có thu nhập để trả nợ, do đó thu nợ năm 2007 tăng hơn so với năm 2006. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn tình hình thu nợ trung hạn ngoài quốc doanh qua hình sau:

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Tr i u đồ ng Doanh nghiệp Cá nhân CB- CNV

Hình 14: Doanh số thu nợ trung hạn ngoài quốc doanh

* Doanh nghiệp:

Đây là thành phần quan trọng đối với Ngân hàng trong tín dụng và họ cũng là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ ngoài quốc doanh. Năm 2005 doanh sốđạt 450.365 triệu đồng chiếm 69% đối với doanh số thu nợ ngoài quốc doanh, năm 2006 tăng thêm 24.758 triệu đồng hay đạt 475.123 triệu đồng, đến năm 2007 tiếp tục tăng thêm 12.809 triệu đồng đạt 487.932 triệu đồng hay tăng 2,70% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tất cả các doanh nghiệp này đều hoàn thành xong phần đầu tư ban đầu để đi vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thông qua doanh số thu nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy Tiền Giang là nơi “đất lành chim đậu” họ kinh doanh đạt kết quả rất cao và dần dần trở thành khách hàng thân thiết của Ngân hàng.

* Cá nhân:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động tốt thì kinh doanh cá thể cũng không ngoại lệ. Họ cũng đã hoàn thành xong việc đầu tư ban đầu và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 189.632 triệu đồng, năm 2006 tăng thêm 10.583 triệu đồng hay tăng 5,58% so với năm 2005 đạt 200.215 triệu đồng, năm 2007 đạt 231.450 triệu đồng tăng 31.235 triệu đồng. Điều đó cho thấy sự phát triển của kinh doanh cá thể khá mạnh và tăng trưởng qua các năm tuy nhiên do một số tác động của nền kinh tế thị trường làm cho hàng hóa luân chuyển nhanh, nợ thương mại thu hồi nhanh nên năm 2007 doanh số thu nợ tăng nhanh hơn năm 2006. Điều đó cũng thể hiện chính sách của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Tiền Giang đã chuyển dịch đúng hướng là vay các thành phần kinh tế cá thể.

* Cán bộ công nhân viên:

Mặc dù đây là thành phần chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số thu nợ nhưng nó cũng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay. Năm 2005 doanh số đạt 10.073 triệu đồng, năm 2006 đạt 12.354 triệu đồng tăng 22,64% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng và mức sống của người dân tăng cao bên cạnh đó thu nhập cũng tăng nên khi có tiền là họ nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng một cách đúng hẹn. Năm 2007 lại tăng đạt đến 14.324 triệu đồng chỉ tăng 15,95% so với năm 2006. Năm 2007 có thể nói là năm thuận lợi cho tỉnh Tiền Giang nói chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang nói riêng, tất cả các công nhân viên đều có thu nhập khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp do nhu cầu ngày càng tăng nhanh trong đó Ngân hàng.

Nói tóm lại, mặc dù Ngân hàng đang chuyển dịch dần cơ cấu cho vay sang ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra nhưng cho vay trung hạn vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối trong hoạt động tín dụng. Thông qua việc phân tích trên cho thấy không những cho vay đạt kết quả tốt mà còn có kết quả tốt trong công tác thu nợ. Đó là công sức của tất cả các nhân viên trong Ngân hàng và đó cũng là thành tựu đạt được bước đầu trong chính sách mở cửa, đổi mới của địa phương theo nền kinh tế thị trường giúp cho tất cả các thành phần kinh tếđều có lợi trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)