Phân tích dư nợ trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 55 - 58)

Với phương châm của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, trong thời gian qua ngoài việc tăng cường công tác huy động vốn, Ngân hàng cũng rất chú tâm đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt là dư nợ và nợ xấu tại Ngân hàng. Bởi vì nó thể hiện rõ nét nhất hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, dư nợ luôn là phần tài sản “Có” sinh lời lớn và quan trọng nhất của Ngân hàng.Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua bảng tổng kết dư nợ trung hạn dưới dây:

Bảng 13: Tình hình dư nợ trung hạn qua 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % I. Quốc doanh 17.237 18.742 20.975 1.505 8,73 2.233 11,91

II. Ngoài quốc doanh 58.940 63.368 66.641 4.428 7,51 3.273 5,17 1. Doanh nghiệp 47.199 50.285 52.412 3.086 6,54 2.127 4,23

2. Cá nhân 11.229 12.541 13.658 1.312 11,68 1.117 8,91

3. CB- CNV 512 542 571 30 5,86 29 5,35

Tổng 76.177 82.110 87.616 5.933 7,79 5.506 6,71

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Nhìn chung dư nợ trung hạn cũng có biến động nhưng không nhiều. Năm 2005 dư nợ trung hạn còn 76.177 triệu đồng, năm 2006 tăng 5.933 triệu đồng hay tăng 7,79% so với năm 2005, năm 2007 tăng 6,71% so với năm 2006 đạt 87.616 triệu đồng. Có thể đạt được kết quả như vậy là do việc thu nợ đạt hiệu quả cao làm cho dư nợ trung hạn tương đối ít.

Theo chỉ đạo của Trung Ương về cơ cấu dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ phải lớn hơn 60%, trong 3 năm qua chi nhánh đã cơ cấu lại tình hình dư nợ và đã đạt được những thành quả rất khả quan. Cụ thể, trong 3 năm doanh số dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.428 triệu đồng, năm 2007 tăng 3.273 triệu đồng so với năm 2006. Đạt được kết quảđó là do doanh số cho vay trung hạn qua 3 năm đều tăng. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và tư nhân cá thể, cán bộ công nhân viên đã làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ tăng qua các năm.

Tuy nhiên, dư nợđối với quốc doanh cũng tăng đều qua các năm, năm 2006 tăng 1.505 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 8,73% năm 2007 lại tăng đến 11,91% so với năm 2006 đạt 20.975 triệu đồng. Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng đã nói lên hướng phát triển của chi nhánh hạn chế tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước thay vào đó là việc mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, một mặt tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mặt khác phân tán rủi ro trong tín dụng của Ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm đã có những bước phát triển rất đáng kể. Với chính sách “luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”, chi nhánh đã thật sự là nơi tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ tín dụng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng.

* Tình hình nợ xấu:

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ xấu của Ngân hàng. Điều đó cho thấy khoản nợ xấu của Ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ xấu luôn là hoạt động cần thiết của Ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Ngân hàng. Và chúng ta sẽ biết được chất lượng tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hay không qua bảng tổng kết nợ xấu sau đây:

Bảng 14: Tình hình nợ xấu trung hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Số tiền % Số tiền %

Nhóm 3 6.738 1.141 528 -5.597 -83,07 -613 -53,72

Nhóm 4 1.682 56 20 -1.626 -96,67 -36 -64,29

Nhóm 5 224 2 - -222 -99,11 -2 -100

Tổng 8.644 1.199 548 -7.445 -86,13 -651 -54,30

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

6,738 1,682 224 1,14156 2 52820 0 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Hình 15:Tình hình nợ xấu trung hạn

Qua bảng tổng kết và biểu đồ trên ta thấy tình hình nợ xấu luôn giảm qua 3 năm nhất là ở năm 2007 nợ xấu nhóm 5 không còn, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 cũng giảm đáng kể. Riêng năm 2005 tổng nợ xấu rất cao do mới thực hiện quyết định 493 về phân loại nợ của Chính phủ và do một số doanh nghiệp ngành xây dựng vay để thi công các công trình, chậm giải ngân nên chưa trả kịp nợ trong thời gian dài dẫn đến nợ xấu năm 2005 cao. Nguyên nhân của sự giảm đột biến là do Ngân hàng đã giao kế hoạch thu nợ đến từng cán bộ tín dụng và cũng đề ra những biện pháp tích cực để tận thu những khoản có thể thu được cũng nhưđôn đốc khách hàng trả nợ, quyết liệt thu hồi nợ xấu bằng nhiều biện pháp kết hợp với cơ quan phát luật xử lý phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Bên cạnh đó, do một doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua làm ăn kém hiệu quả do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường. Bởi vì chi nhánh ngày càng có xu hướng mở rộng tín dụng ở các thành phần kinh tế, điều đó tạo cơ hội kinh doanh rất lớn cho chi nhánh nhưng tiềm ẩn rủi ro cũng rất nhiều. Bởi lẽ, khách hàng sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, việc theo dõi phát hiện rủi ro là vô cùng khó khăn. Nhưng đây là kết quả rất đáng mừng thể hiện sự nỗ lực kiên quyết của tập thể chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn, góp phần làm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng.

Từ phân tích trên cho thấy cho vay đều phát sinh những rủi ro và sự đánh giá kiểm tra khách hàng của các cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác và đầy đủ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ nợ xấu. Vả lại, khách hàng vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)